Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Bài: Cách dẫn trực tiếp. Gián tiếp
1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.
– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.
(O Hen-ri)
– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.
2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buột đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:
+ Bỏ dấu ngoặc kép;
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;
+ Lược bỏ các tình thái từ;
+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp)
– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Bài: Cách dẫn trực tiếp. Gián tiếp
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP- GIÁN TIẾP I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. – Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng. – Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. (O Hen-ri) – Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút. 2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại. 3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn. – Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buột đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu). – Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần: + Bỏ dấu ngoặc kép; + Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp; + Lược bỏ các tình thái từ; + Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn. Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp) – Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp) II.Luyện tập: Câu 1. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. a) Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế (Nam Cao) b) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh) c) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (Lê Minh Khuê) d) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”. (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4) e) Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. (An-phông-xơ Đô-đê) Câu 2. Tìm lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong đoạn văn sau: Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: - Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. - Theo tớ, tốt nhất chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. - Cậu thứ ba bàn. (Tiếng Việt 2 - 1988) Câu 3 Xác định các lời thoại sau là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời hay dẫn ý? a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn màn chẳng hạn". b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Câu 4 Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời hay dẫn ý? a. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay". (Ông đồ - Vũ Đình Liên) b. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi bảo con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?" Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh". (Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ) Câu 5. Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp: Lão cười nhạt bảo: - [....] Tôi đã liệu đâu vào đấy (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 6. Hãy chuyển lời dẫn ý nghĩ trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” Câu 7. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp: Bác thợ hỏi Hòe: - Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: - Cháu thích lắm! (Tiếng Việt 2 - 1988) - Có thể kể lại đoạn văn bằng lời của ai? + Nếu kể bằng lời của Hòe, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ cháu? Hãy kể bằng lời của Hòe. + Nếu kể bằng lời bác thợ, cần dùng từ xưng hô nào thay cho từ bác thợ? Hãy kể bằng lời bác thợ. Câu 8: Chuyển các lời dẫn: ở trường hợp (a,b ) sang cách dẫn gián tiếp và ở th (c,d ) sang lời dẫn trực tiếp a,Anh ấy bảo tôi :"Sáng mai, tôi đi Hà Nội bác có muốn gửi gì về nhà không?" b,Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định :"Đoàn kết là sức mạnh vô địch". c, Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc ,vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. d,Trong cuốn sách tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức mạnh dân tộc nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Câu 9. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp: Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: – Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. (Nguyễn Dữ) Câu 10: Tìm lời dẫn trong đoạn văn. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời hay dẫn ý? Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” Câu 11: Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời đối thoại trực tiếp: Buổi họp nhóm của chúng tôi hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng phản đối hành vi của Tuấn. Cái Hạnh nói gay gắt, kiên quyết đòi khai trừ Tuấn khỏi hội. Vốn dịu dàng như cái Ngọc mà cũng băm bổ lên án Tuấn là bạo lực, bất nhân, dám hành hung trẻ con. Điềm tĩnh nhất là Hùng. Nó đề nghị cả nhóm khoan hồng cho Tuấn một lần. Nó hứa sẽ giáo dục Tuấn đến nơi đến chốn. Câu 12. Hãy chữa lỗi trong sự thể hiện lời dẫn ở phần chép bài sau đây: Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya. Chợt đứa con (tên là Đản) nói rằng cha Đản lại tới kìa!
File đính kèm:
- bai_tap_tieng_viet_lop_9_bai_cach_dan_truc_tiep_gian_tiep.docx