Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Luyện tập liên kết các đọan văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ hoặc câu văn để liên kết các đoạn văn sau:

Thơ ca Việt Nam thời trung đại có rất nhiều bài thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Bài “Sông núi nước Nam” đã toát lên niềm tự hào về chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước Đại Việt. Nước Nam có đế vương, điều đó đã được khẳng định một cách thiêng liêng ở “sách trời”. Sau lời tuyên ngôn đanh thép đó là lời cảnh cáo mạnh mẽ kẻ thù xâm lược. Chúng bay à dám xâm phạm thì sẽ bị đánh cho tan tành! Giọng thơ rắn rỏi một niềm tin sắt đá vào sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc.

Bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải sang sảng niềm tự hào về hai trận đánh kết thúc ba lần đại phá quân Mông-Nguyên.: trận Chương Dương, Hàm Tử. Bài thơ vừa thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc vừa nói lên khát vọng xây dựng cho đất nước trong thái bình với niềm tin đất nước bền vững muôn thuở. (Bài làm của học sinh)

2. Dưới đây là một số câu văn có tác dụng liên kết đoạn trong một bài văn viết theo đề tài: Phân tích một vài bài thơ để chứng tỏ Hoài Thanh rất đúng khi ông viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

- Từ đó, em mới cảm thương cho số phận chìm nổi của người phụ nữ xưa.

- Dù vậy, em vẫn trân trọng họ vì dù khổ sở họ vẫn trong trắng, thủy chung.

- Nhưng em càng thấy căm giận chế độ phong kiến với những hủ tục vô lí đã đày đọa những người chị, người mẹ đáng kính

a. Hãy phát hiện những từ ngữ liên kết có tác dụng liên kết đoạn chưa chính xác. Vì sao em cho là như vậy?

b. Thay các từ ngữ hoặc các câu văn chính xác hơn.

 

docx 2 trang cucpham 01/08/2022 2520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Luyện tập liên kết các đọan văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Luyện tập liên kết các đọan văn trong văn bản

Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Luyện tập liên kết các đọan văn trong văn bản
LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT CÁC ĐỌAN VĂN TRONG VĂN BẢN
Dùng từ ngữ hoặc câu văn để liên kết các đoạn văn sau:
Thơ ca Việt Nam thời trung đại có rất nhiều bài thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Bài “Sông núi nước Nam” đã toát lên niềm tự hào về chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước Đại Việt. Nước Nam có đế vương, điều đó đã được khẳng định một cách thiêng liêng ở “sách trời”. Sau lời tuyên ngôn đanh thép đó là lời cảnh cáo mạnh mẽ kẻ thù xâm lược. Chúng bay à dám xâm phạm thì sẽ bị đánh cho tan tành! Giọng thơ rắn rỏi một niềm tin sắt đá vào sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc.
Bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải sang sảng niềm tự hào về hai trận đánh kết thúc ba lần đại phá quân Mông-Nguyên.: trận Chương Dương, Hàm Tử. Bài thơ vừa thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc vừa nói lên khát vọng xây dựng cho đất nước trong thái bình với niềm tin đất nước bền vững muôn thuở. (Bài làm của học sinh)
Dưới đây là một số câu văn có tác dụng liên kết đoạn trong một bài văn viết theo đề tài: Phân tích một vài bài thơ để chứng tỏ Hoài Thanh rất đúng khi ông viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Từ đó, em mới cảm thương cho số phận chìm nổi của người phụ nữ xưa.
Dù vậy, em vẫn trân trọng họ vì dù khổ sở họ vẫn trong trắng, thủy chung.
Nhưng em càng thấy căm giận chế độ phong kiến với những hủ tục vô lí đã đày đọa những người chị, người mẹ đáng kính
Hãy phát hiện những từ ngữ liên kết có tác dụng liên kết đoạn chưa chính xác. Vì sao em cho là như vậy?
Thay các từ ngữ hoặc các câu văn chính xác hơn.
Dưới đây là một số câu văn đứng ở đầu các đoạn để liên kết các đoạn trong một bài văn với đề bài phân tích nhân vật lào Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao.
Trước hết, lão Hạc là một người nông dân nghèo, bất hạnh.
Bên cạnh đó, lão còn là một người nông dân giàu lòng tự trọng.
Nhưng lão lại là một người cha thương con.
Hãy phát hiện những từ ngữ liên kết có tác dụng liên kết đoạn chưa chính xác. Vì sao em cho là như vậy?
Thay các từ ngữ hoặc các câu văn chính xác hơn.
Nếu coi mỗi câu văn sau đây là câu đầu tiên trong một đoạn văn ở phần thân bài của bài văn phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” – (Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố) thì em sẽ dùng những từ ngữ nào để liên kết các đoạn đó?
..Chị Dậu là người nông dân có hoàn cảnh khốn khổ.
..Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con.
Chị Dậu là người phụ nữ có sức phản kháng mãnh liệt
GỢI Ý
Dùng từ ngữ hoặc câu văn để liên kết các đoạn văn sau:
Thơ ca Việt Nam thời trung đại có rất nhiều bài thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Bài “Sông núi nước Nam” đã toát lên niềm tự hào về chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước Đại Việt. Nước Nam có đế vương, điều đó đã được khẳng định một cách thiêng liêng ở “sách trời”. Sau lời tuyên ngôn đanh thép đó là lời cảnh cáo mạnh mẽ kẻ thù xâm lược. Chúng bay à dám xâm phạm thì sẽ bị đánh cho tan tành! Giọng thơ rắn rỏi một niềm tin sắt đá vào sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc.
Bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải sang sảng niềm tự hào về hai trận đánh kết thúc ba lần đại phá quân Mông-Nguyên.: trận Chương Dương, Hàm Tử. Bài thơ vừa thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc vừa nói lên khát vọng xây dựng cho đất nước trong thái bình với niềm tin đất nước bền vững muôn thuở. (Bài làm của học sinh)
ĐỂ NỐI HAI ĐOẠN CẦN DÙNG: CÒN, NGOÀI RA CÒN CÓ
Dưới đây là một số câu văn có tác dụng liên kết đoạn trong một bài văn viết theo đề tài: Phân tích một vài bài thơ để chứng tỏ Hoài Thanh rất đúng khi ông viết: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Từ đó, em mới cảm thương cho số phận chìm nổi của người phụ nữ xưa.
Dù vậy, em vẫn trân trọng họ vì dù khổ sở họ vẫn trong trắng, thủy chung.
Nhưng em càng thấy căm giận chế độ phong kiến với những hủ tục vô lí đã đày đọa những người chị, người mẹ đáng kính
Hãy phát hiện những từ ngữ liên kết có tác dụng liên kết đoạn chưa chính xác. Vì sao em cho là như vậy? DÙ VẬY, NHƯNG K THÍCH HỢP VÌ Ý CỦA BA ĐOẠN CÓ Ý NGHĨA BỔ SUNG CHỨ K ĐỐI LẬP.
Thay các từ ngữ hoặc các câu văn chính xác hơn.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_tieng_viet_lop_8_luyen_tap_lien_ket_cac_doan_van_tro.docx