Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm
Bài 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm để trình bày luận điểm: "Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử."
Hướng dẫn làm bài tập:
- Nội dung nghị luận là luận điểm đã cho trước:
- Hình thức là đoạn văn nghị luận:
- Các phương thức biểu đạt:
- Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách:
- Sau đây là cách triển khai đoạn văn , học sinh có thể dùng để tham khảo
o Nêu luận điểm (hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử!)
o Giải thích về tình mẫu tử: (tình mẫu tử là tình yêu thương chở che, đùm bọc, vỗ về mà mẹ dành cho con.); Thuyết minh về tình mẫu tử: (Mẹ dành cho con từ dòng sữa thơm ngọt ngào, nuôi con lớn lên về thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, nuôi dưỡng con lớn lên về tinh thần.)
o Chứng minh rằng, được sống trong tình mẫu tử là hạnh phúc nhất: (được sống trong tình mẫu tử là được sống trong sự nâng niu, con vấp ngã có mẹ hiền đỡ dậy, con có lỗi, được mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp con cơ hội chuộc lại lỗi lầm.);
o Biểu cảm: .
- Viết: HS dựa trên gợi ý viết thành đoạn hoàn chỉnh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN CÓ YẾU TỐ BIỂU CẢM Bài 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm để trình bày luận điểm: "Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử." Hướng dẫn làm bài tập: Nội dung nghị luận là luận điểm đã cho trước: Hình thức là đoạn văn nghị luận: Các phương thức biểu đạt: Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Sau đây là cách triển khai đoạn văn , học sinh có thể dùng để tham khảo Nêu luận điểm (hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử!) Giải thích về tình mẫu tử: (tình mẫu tử là tình yêu thương chở che, đùm bọc, vỗ về mà mẹ dành cho con...); Thuyết minh về tình mẫu tử: (Mẹ dành cho con từ dòng sữa thơm ngọt ngào, nuôi con lớn lên về thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, nuôi dưỡng con lớn lên về tinh thần...) Chứng minh rằng, được sống trong tình mẫu tử là hạnh phúc nhất: (được sống trong tình mẫu tử là được sống trong sự nâng niu, con vấp ngã có mẹ hiền đỡ dậy, con có lỗi, được mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp con cơ hội chuộc lại lỗi lầm...); Biểu cảm: . Viết: HS dựa trên gợi ý viết thành đoạn hoàn chỉnh Bài 2: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm để triển khai luận điểm: Đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn..... vui lòng” trích “Hịch tướng sĩ” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Hướng dẫn làm bài tập: Nội dung nghị luận là luận điểm đã cho trước: Đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn.....vui lòng” trích “Hịch tướng sĩ” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Hình thức là đoạn văn nghị luận: Các phương thức biểu đạt: Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Sau đây là cách triển khai đoạn văn .., học sinh có thể dùng để tham khảo; Chứng minh: lòng căm thù của Trần Quốc Tuấn (Trong “Hịch tướng sĩ: Trạng thái căm uất sục sôi của một trái tim vĩ đại được thể hiện bằng lời văn ước lệ nhưng vẫn rất xúc động, như một lời huyết lệ: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng căm thù ấy chuyển thành sức mạnh của y chí quả quyết hành động hi sinh cứu nước là một sự phát triển hợp với tính cách người anh hùng. Với ngôn từ, giọng văn thống thiết: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”, tác giả đã biến những điển cố xa lạ trở thành gần gũi vì nó khơi đúng bản chất yêu nước truyền thống Biểu cảm: (Đọc những lời văn đó, chúng ta xúc động biết bao trước tấm lòng yêu nước căm thù giặc sục sôi của một vị tướng nhà Trần!). Nêu luận điểm (Đoạn văn “Ta thườngvui lòng” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.) Viết: HS dựa trên gợi ý viết thành đoạn hoàn chỉnh Bài 3: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Game online và học sinh. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. Hướng dẫn làm bài tập: Xác định luận điểm: Game online hiện nay thực sự nguy hại đối với học sinh Hình thức là đoạn văn nghị luận: chứng minh. Các phương thức biểu đạt: Nghị luận và kết hợp biểu cảm. Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Sau đây là cách triển khai đoạn văn ., học sinh có thể dùng để tham khảo Nêu luận điểm: (Game online hiện nay thực sự nguy hại đối với học sinh). Luận điểm có thể sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm .... Chứng minh: sự nguy hại của Game online: (Chơi game nhiều sẽ làm đầu óc trở nên mê muội. Một ngày 2/3 thời gian bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường. 1/3 thời gian còn lại dành chơi game, đầu óc chỉ nghĩ đến game. Vậy thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể thư giãn, có thể đọc báo, chơi thể thao, hay giải trí với bạn bè? Lại còn thức khuya. Đối với các game thủ, chơi trắng đêm là một khái niệm hết sức bình thường. Như vậy thì đầu óc cực kì mệt mỏi và hậu quả thấy rõ nhất là kết quả học tập sa sút.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game mang những hình ảnh bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cảm xúc của con người bị tê liệt, và bạn sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng. Có rất nhiều bạn nhiễm tính bạo lực ấy và áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày với tất cả mọi người. Điển hình và vụ một thanh niên trẻ người Thái lan đã giết một anh lái taxi.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Còn về vấn đề kinh tế, khi quá đam mê, bạn sẽ dối bố mẹ để có tiền đi chơi. Nếu bố mẹ không cho tiền, sẽ lấy cắp đồ đạc trong nhà đi bán, táo tợn hơn, họ còn trấn lột, trộm đạo thậm chí gây án mạng để có tiền thoản mãn thú vui chơi. Điển hình là một bạn 14 tuổi ở HN, đã trèo vào nhà người dân rồi giết hại họ để cướp tài sản lấy tiền chơi game.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game nhiều gây hại cho sức khỏe là điều không cần bàn cãi. Có thể dẫn đến TỬ VONG.) Biểu cảm: . Viết: HS dựa trên gợi ý viết thành đoạn hoàn chỉnh Bài 4: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Người dân thuộc địa trong “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. Hướng dẫn làm bài tập: Xác định luận điểm: Hình thức là đoạn văn nghị luận: . Các phương thức biểu đạt: Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Sau đây là cách triển khai đoạn văn qui nạp, học sinh có thể dùng để tham khảo Giải thích: “Thuế máu” là cách nói hình tượng về chế độ bắt lính mà Thực dân Pháp đã áp dụng ở các nước thuộc địa. Nghĩa là nộp thuế bằng máu, bằng xương bằng thịt. Chứng minh: hình ảnh người dân thuộc địa dưới chế độ bắt lính: Đọc “Thuế máu” ta thấy: Trước chiến tranh người dân thuộc địa bị coi là “giống người bẩn thỉu”. Chiến tranh xảy ra họ được tâng bốc là “chiến sĩ bảo vệ tự do và công lí”, nhưng thực chất là họ bị bắt lính. Họ phải lìa xa quê hương gia đình, chết thảm nơi đáy biển, trên sa mạc hoặc chết dần chết mòn trong những xưởng thuốc súng. Máu của họ tưới cho những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy. Xương của họ đã khắc nên những chiếc gậy cho ngài thống chế. Nhưng những “chiến sĩ” sống sót, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về là được đối xử như súc vật ngay. Thậm chí họ được chào đón bằng bài diễn văn: “Chúng tôi không cần các anh nữa. Cút đi!”) Nêu luận điểm có sử dụng yếu tố biểu cảm: Viết: HS dựa trên gợi ý viết thành đoạn hoàn chỉnh TẠO LẬP ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN CÓ YẾU TỐ BIỂU CẢM Bài tập 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm để trình bày luận điểm: "Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử." Hướng dẫn làm bài tập: - Nội dung nghị luận là luận điểm đã cho trước: "Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử" - Hình thức là đoạn văn nghị luận: Giải thích kết hợp chứng minh. - Các phương thức biểu đạt: Nghị luận và kết hợp biểu cảm. - Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp... Học sinh có thể lựa chọn theo khả năng của mình. Sau đây là cách triển khai đoạn văn diễn dịch, học sinh có thể dùng để tham khảo; + Nêu luận điểm (hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử!) + Giải thích về tình mẫu tử: (tình mẫu tử là tình yêu thương chở che, đùm bọc, vỗ về mà mẹ dành cho con...); Thuyết minh về tình mẫu tử: (Mẹ dành cho con từ dòng sữa thơm ngọt ngào, nuôi con lớn lên về thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, nuôi dưỡng con lớn lên về tinh thần...) + Chứng minh rằng, được sống trong tình mẫu tử là hạnh phúc nhất: (được sống trong tình mẫu tử là được sống trong sự nâng niu, con vấp ngã có mẹ hiền đỡ dậy, con có lỗi, được mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp con cơ hội chuộc lại lỗi lầm...); + Biểu cảm: (Ôi! Biết bao yêu thương con nhận từ tay mẹ, biết bao điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời mẹ đã dành cho con...). Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm để triển khai luận điểm: Đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn..... vui lòng” trích “Hịch tướng sĩ” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Hướng dẫn làm bài tập: - Nội dung nghị luận là luận điểm đã cho trước: Đoạn văn “Ta thường tới bữa quên ăn.....vui lòng” trích “Hịch tướng sĩ” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. - Hình thức là đoạn văn nghị luận: chứng minh. - Các phương thức biểu đạt: Nghị luận và kết hợp biểu cảm. - Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp... Học sinh có thể lựa chọn theo khả năng của mình. Sau đây là cách triển khai đoạn văn quy nạp, học sinh có thể dùng để tham khảo; + Chứng minh: lòng căm thù của Trần Quốc Tuấn (Trong “Hịch tướng sĩ: Trạng thái căm uất sục sôi của một trái tim vĩ đại được thể hiện bằng lời văn ước lệ nhưng vẫn rất xúc động, như một lời huyết lệ: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng căm thù ấy chuyển thành sức mạnh của y chí quả quyết hành động hi sinh cứu nước là một sự phát triển hợp với tính cách người anh hùng. Với ngôn từ, giọng văn thống thiết: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”, tác giả đã biến những điển cố xa lạ trở thành gần gũi vì nó khơi đúng bản chất yêu nước truyền thống + Biểu cảm: (Đọc những lời văn đó, chúng ta xúc động biết bao trước tấm lòng yêu nước căm thù giặc sục sôi của một vị tướng nhà Trần!). + Nêu luận điểm (Đoạn văn “Ta thườngvui lòng” đã thể hiện rất rõ lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.) * Dạng bài tập viết đoạn văn chưa cho trước luận điểm: (Lưu ý: Muốn viết được đoạn văn chưa cho trước luận điểm cần xác định luận điểm trước khi viết) Bài tập 1: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Game online và học sinh. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. Hướng dẫn làm bài tập: - Xác định luận điểm: Game online hiện nay thực sự nguy hại đối với học sinh - Hình thức là đoạn văn nghị luận: chứng minh. - Các phương thức biểu đạt: Nghị luận và kết hợp biểu cảm. - Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp... Học sinh có thể lựa chọn theo khả năng của mình. Sau đây là cách triển khai đoạn văn diễn dịch, học sinh có thể dùng để tham khảo + Nêu luận điểm: (Game online hiện nay thực sự nguy hại đối với học sinh). Luận điểm có thể sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm (Đau xót biết chừng nào khi những đứa con ngoan, trò giỏi trở nên hư hỏng chỉ vì Game online!) + Chứng minh: sự nguy hại của Game online: (Chơi game nhiều sẽ làm đầu óc trở nên mê muội. Một ngày 2/3 thời gian bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường. 1/3 thời gian còn lại dành chơi game, đầu óc chỉ nghĩ đến game. Vậy thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể thư giãn, có thể đọc báo, chơi thể thao, hay giải trí với bạn bè? Lại còn thức khuya. Đối với các game thủ, chơi trắng đêm là một khái niệm hết sức bình thường. Như vậy thì đầu óc cực kì mệt mỏi và hậu quả thấy rõ nhất là kết quả học tập sa sút.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game mang những hình ảnh bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cảm xúc của con người bị tê liệt, và bạn sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng. Có rất nhiều bạn nhiễm tính bạo lực ấy và áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày với tất cả mọi người. Điển hình và vụ một thanh niên trẻ người Thái lan đã giết một anh lái taxi.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT]Còn về vấn đề kinh tế, khi quá đam mê, bạn sẽ dối bố mẹ để có tiền đi chơi. Nếu bố mẹ không cho tiền, sẽ lấy cắp đồ đạc trong nhà đi bán, táo tợn hơn, họ còn trấn lột, trộm đạo thậm chí gây án mạng để có tiền thoản mãn thú vui chơi. Điển hình là một bạn 14 tuổi ở HN, đã trèo vào nhà người dân rồi giết hại họ để cướp tài sản lấy tiền chơi game.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game nhiều gây hại cho sức khỏe là điều không cần bàn cãi. Có thể dẫn đến TỬ VONG.) + Biểu cảm: (Sẽ là đau xót biết bao nếu chết vì chơi game quá độ!). Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Người dân thuộc địa trong “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. Hướng dẫn làm bài tập: - Xác định luận điểm: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc - Hình thức là đoạn văn nghị luận: chứng minh kết hợp giải thích. - Các phương thức biểu đạt: Nghị luận và kết hợp biểu cảm. - Có thể triển khai đoạn văn thành nhiều cách: Diễn dịch, qui nạp, tổng phân hợp... Học sinh có thể lựa chọn theo khả năng của mình. Sau đây là cách triển khai đoạn văn qui nạp, học sinh có thể dùng để tham khảo + Giải thích: “Thuế máu” là cách nói hình tượng về chế độ bắt lính mà Thực dân Pháp đã áp dụng ở các nước thuộc địa. Nghĩa là nộp thuế bằng máu, bằng xương bằng thịt. + Chứng minh: hình ảnh người dân thuộc địa dưới chế độ bắt lính: (Đọc “Thuế máu” ta thấy: Trước chiến tranh người dân thuộc địa bị coi là “giống người bẩn thỉu”. Chiến tranh xảy ra họ được tâng bốc là “chiến sĩ bảo vệ tự do và công lí”, nhưng thực chất là họ bị bắt lính. Họ phải lìa xa quê hương gia đình, chết thảm nơi đáy biển, trên sa mạc hoặc chết dần chết mòn trong những xưởng thuốc súng. Máu của họ tưới cho những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy. Xương của họ đã khắc nên những chiếc gậy cho ngài thống chế. Nhưng những “chiến sĩ” sống sót, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về là được đối xử như súc vật ngay. Thậm chí họ được chào đón bằng bài diễn văn: “Chúng tôi không cần các anh nữa. Cút đi!”) + Nêu luận điểm có sử dụng yếu tố biểu cảm: (Đau đớn biết bao khi ta phải chứng kiến số phận của người dân vô tội trong “Thuế máu”!)
File đính kèm:
- bai_tap_tieng_viet_lop_8_bai_ren_ki_nang_viet_doan_van_nghi.docx