Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài 1: Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn nghị luận sau. Chỉ rõ tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó.
a. “ Huống chi ta cùng các ngư¬ơi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đ¬ường, uốn l¬ưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam V¬ương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như¬ đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !”
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
b. Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".
(Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Phiếu số 1) Bài 1: Tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn nghị luận sau. Chỉ rõ tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó. a. “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... b. Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 2: Chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ trong các đoạn văn nghị luận ở những ví dụ sau: Trời đất ơi, Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra tới ngàn năm. (Xuân Diệu) b. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm-tức rằng chưa được sả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, thì cũng vui lòng. (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 3: Đọc đoạn văn sau: “..Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ đến Mácxây xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!", đó sao? ..” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) Đoạn văn toát lên tình cảm, thái độ gì của tác giả? Việc lặp lại kiểu câu “Chẳng phải.....đó sao” có tác dụng gì? ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 4: Hãy dùng yếu tố biểu cảm thay đổi hình thức diễn dạt trong từng câu văn nghị luận sau đây để tăng thêm giá trị thuyết phục: Bài “Hịch tướng sĩ” là hịch kêu gọi học binh pháp, nhưng đồng thời cũng là hịch kêu gọi giết giặc cứu nước. “Lão Hạc” là câu chuyện cảm động về tình phụ tử . ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 5: Hãy đọc đoạn văn và cho biết cảm xúc của em? Cảm xúc đó được khơi gợi từ những yếu tố nào trong đoạn văn? Hãy chỉ ra yếu tố đó và phân tích tác dụng biểu đạt của chúng? Theo em, đoạn văn đó thuộc kiểu văn bản gì, vì sao? "Ngày còn nhỏ, tôi đã được nghe một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi tay ram ráp nhăn nheo nhưng hiền dịu và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?" ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 6: Hãy đọc đoạn văn và cho biết thái độ của người viết đối với tác giả và nhân vật của "Tắt đèn"? Thái độ đó thể hiện ở những yếu tố biểu cảm nào? Theo em, đoạn văn thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? "Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. {...} Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người khác thích chó, yêu chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cung không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, vợ hắn và hắn bù khú {...} với nhau trên câu chuyện chó con. ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra." ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. DẶN DÒ: Ôn lại và nắm chắc vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Làm lại các bài tập ở phiếu số 2 RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Phiếu số 2) Bài 1: Biến đổi câu kết thành câu cảm thán cho đoạn văn dưới đây: Mở đầu bài cáo tác giả nêu cao nguyên lí nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là là cho mọi người dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh thế kỉ XVI thì người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Đây là nội dung mới, là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... Bài 2: Cho các từ: phải, phải là, phải biết, phải có, cho dù, cho nên. Hãy điền thêm các từ này vào chỗ trống trong đoạn văn nghị luận sau sao cho tăng thêm sức thuyết phục nhờ khả năng biểu cảm. Nhà văn chân chính..người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn” (Thạch Lam). .để tạo ra những giá trị nghệ thuật đích thực cho đời, người cầm bútyêu thương, đặt niềm tin vào con người.nhìn ra từ cái bên ngoài có khi bình thường, thậm chí xấu xí, vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người..niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.điều nhà văn phản ánh có xấu xa, ghê tởm đến đâu. Bài 3: Một bạn học sinh viết một đoạn văn nghị luận như sau: [...] Sống ở đời ai cũng cần có tình bạn. Một người bạn tốt, một tình bạn đẹp đem lại cho ta biết bao niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời. Không có tình bạn, con người sẽ cảm thấy đơn độc, lẻ loi, sẽ thiếu đi một chỗ dựa tinh thần to lớn. Bạn giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Bạn cùng ta vững bước đi trên đường đời, tiếp cho ta nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách. Ai không biết quý tình bạn thì người đó sẽ không hiểu được giá trị to lớn của tình cảm này.[...] Hãy bổ sung những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn để tăng thêm sức thuyết phục cho đoạn văn trên. ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Bài 4: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Game online và học sinh. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. DẶN DÒ: Ôn lại và nắm chắc vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Làm lại các bài tập ở phiếu số 3 ĐÁP ÁN Bài 1: "Ngày còn nhỏ, tôi đã được nghe một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi tay ram ráp nhăn nheo nhưng hiền dịu và ấm áp. Cậu kết luận răng: bà ngoại là người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?" Trả lời: Trình bày cảm xúc của em khi đọc đoạn văn: xúc động khi đọc đoạn văn Yếu tố biểu cảm: Cảm xúc được gợi lên từ câu chuyện xúc động về cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ, từ câu hỏi tu từ kết thúc đoạn văn: Đó mới chính là hơn thế Đây là một đoạn văn nghị luận vì nó trình bày ý kiến quan điểm về bản chất của thành công. Bài 2: "Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. {...} Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người khác thích chó, yêu chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cunggx không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, vợ hắn và hắn bù khú {...} với nhau trên câu chuyện chó con. ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra." Trả lời: Thái độ của tác giả đối với nhân vật của "Tắt đèn" (vợ chồng Nghị Quế) là: khinh bỉ và căm ghét. thể hiện ở cách lập luận của tác giả. Thái độ của tác giả đối với nhà văn của "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) là: khâm phục tài năng kể chuyện của Ngô Tất Tố. Thái độ đó bộc lộ rõ ở câu cuối đoạn văn. Đoạn văn trên thuộc văn bản nghị luận vì nó có nội dung bàn luận về nhân vật và tài năng kể chuyện của nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm "Tắt đèn". Bài 3: Hãy viết một đoạn văn về đề tài: Game online và học sinh. Đoạn văn sử dụng hợp lí yếu tố biểu cảm. Bài làm: Game online hiện nay thực sự nguy hại đối với học sinh. Chơi game nhiều sẽ làm đầu óc trở nên mê muội. Một ngày 2/3 thời gian bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường. 1/3 thời gian còn lại dành chơi game, đầu óc chỉ nghĩ đến game. Vậy thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể thư giãn, có thể đọc báo, chơi thể thao, hay giải trí với bạn bè? Lại còn thức khuya. Đối với các game thủ, chơi trắng đêm là một khái niệm hết sức bình thường. Như vậy thì đầu óc cực kì mệt mỏi và hậu quả thấy rõ nhất là kết quả học tập sa sút.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game mang những hình ảnh bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cảm xúc của con người bị tê liệt, và bạn sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng. Có rất nhiều bạn nhiễm tính bạo lực ấy và áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày với tất cả mọi người. Điển hình và vụ một thanh niên trẻ người Thái lan đã giết một anh lái taxi.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT]Còn về vấn đề kinh tế, khi quá đam mê, bạn sẽ dối bố mẹ để có tiền đi chơi. Nếu bố mẹ không cho tiền, sẽ lấy cắp đồ đạc trong nhà đi bán, táo tợn hơn, họ còn trấn lột, trộm đạo thậm chí gây án mạng để có tiền thoản mãn thú vui chơi. Điển hình là một bạn 14 tuổi ở HN, đã trèo vào nhà người dân rồi giết hại họ để cướp tài sản lấy tiền chơi game.[RIGHT]Trích từ: www.VanMau.Com[/RIGHT] Chơi game nhiều gây hại cho sức khỏe là điều không cần bàn cãi. Có thể dẫn đến tử vong. Chao ôi, thật là đau xót khi những đứa con ngoan, trò giỏi trở nên hư hỏng chỉ vì Game online!
File đính kèm:
- bai_tap_tieng_viet_lop_8_bai_ren_ki_nang_su_dung_yeu_to_bieu.doc