Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Liên kết câu và liên kết các đoạn văn 2

Bài 1: Các đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó.

a. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

b. Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành hai giai cấp, không ai có thể đứng ngoài giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình.

c. Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế.

d. Ông có xe hơi, có nhà lầu, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi.

e. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt má.

f. Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “bác cần nằm xuống phải không ạ?”

g. Nhưng cái “com –pa kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! Rồi nói:

- Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!

Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói:

- Đâu có phải thế! Tôi

h. (1)Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2)Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3)Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

 

doc 16 trang cucpham 18922
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Liên kết câu và liên kết các đoạn văn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Liên kết câu và liên kết các đoạn văn 2

Bài tập Tiếng Việt Lớp 8 - Bài: Liên kết câu và liên kết các đoạn văn 2
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN 2
Bài 1: Các đoạn văn sau đã sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó.
Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
Từ khi có chế độ của riêng thì xã hội chia thành hai giai cấp, không ai có thể đứng ngoài giai cấp. Đồng thời, mỗi người đại biểu cho tư tưởng của giai cấp mình.
Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế.
Ông có xe hơi, có nhà lầu, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi.
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt má. 
Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “bác cần nằm xuống phải không ạ?”
Nhưng cái “com –pa kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! Rồi nói:
Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói:
Đâu có phải thế! Tôi
(1)Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. (2)Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (3)Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Bài 2. Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết nào ?
a) - Ba không giống cái hình ba chụp với má.
 - Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
 - Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
À ra vậy, bây giờ bà mới biết.
b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem .
- Ái chà ! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
Bài 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây :
Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa ! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
Bài 4: Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó?
	a.Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cắm biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.
	b.Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thủy thủ can trường. Vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.
	c.Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “ầu ơ” bên nhà láng riềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thưở ấu thơ.
Bài 5:: Chọn các từ ngữ sau để điền vào chỗ trống trong các đoạn văn bên dưới: nó, đó, nhưng, lũy tre làng.
	a,Tính biệt lập của mỗi ngôi làng trước đây được thể hiện ở lũy tre làng. bao trùm xung quanh làng..là một lũy tre rất kiên cố, “đốt không cháy, trèo không được, đào không qua”.
	b,Tiếng tu hú mới khắc khoải làm sao. .kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, cái vị ngọt còn lại. khát thèm gì nhỉ mà năm nào nó cũng gọi xa gọi gần như thế?
	c,Ở chợ Gò quê tôi ngày ấy có quán cháo bà Mùi và vài ba hàng cháo khác nữa. bất kì cháo cá ở đâu cũng không ngon bằng cháo cá bà Mùi.
Bài 6: Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong mỗi đoạn văn sau:
	a. Ngày nay, con người tìm ra nhiều loại vật liệu xây dựng mới. ..cây rừng vẫn là một vật liệu quan trọng để làm nhà.
	b.Trống Choai là một cậu gà rất đẹp trai với chiếc mào đỏ trên đầu. Trống Choai rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, ..đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.
	c. Gia đình nhà kiến rất đông vui. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng dỗ dành và thơm yêu từng đứa con:
	- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Bài 7: Nếu coi ba câu sau là ba câu mở đầu cho ba đoạn văn liên tiếp nhau của một văn bản thì các đoạn văn này đã liên kết nội dung và hình thức như thế nào?
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ.
Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.
Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.
(Nguyễn Thái Vận)
Bài 8: Chỉ ra các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn sau
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển có giá trị. Nếu đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ đọc lấy một quyển mà đọc mười lần. 
(Chu Quang Tiềm)
Chú chuồn chuồn ớt mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. 
(Nguyễn Thế Hội)
Bài 9: Chỉ ra biểu hiện liên kết đoạn văn với đoạn văn trong ví dụ dưới đây:
Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Giả sử vì quá yêu nhân vật của mình mà tác giả để cho chị Dậu đánh phủ đầu tên cai lệ chẳng hạn thì câu chuyện sẽ giảm đi sức thuyết phục rất nhiều. Đằng này, chị đã cố gắng nhẫn nhịn hết mức, chỉ đến khi không thể cam tâm nhìn chồng đang đau ốm mà vẫn bị tên cai lệ nhẫn tâm hành hạ thì chị mới vùng lên. Chị đã chiến đấu và chiến thắng bằng sức mạnh của lòng căm thù sâu sắc.
Miêu tả khách quan và chân thực cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ như vậy, tác giả đã khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ. Đó là cái tài của ngòi bút Ngô Tất Tố. Nhưng gốc của cái tài ấy lại là cái tâm ngời sáng của ông khi ông đặc biệt nâng niu, trân trọng những suy nghĩ và hành động của người nông dân tuy nghèo nhưng không hèn, có thể bị cường quyền ức hiếp nhưng không bao giờ chịu khuất phục.
Bài 10: Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau:
	Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới (1). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu (2). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu (3). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (4). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng (5).
Bài 11: Dùng một trong các từ, cụm từ sau để liên kết các câu văn : ( không phải, mà, để cho, cách sống ấy, để, vì thế .) 
Chúng ta quyên góp ủng hộ người nghèochúng ta mất đi..chính chúng ta cũng là người được nhận – Nhận được cách sống của tâm hồn.là tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ. “Thương người như thể thương thân ”, từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam..hãy mở rộng lòng mìnhtấm lòng yêu thương không còn chật hẹp, ..lòng nhân ái mãi mãi là nơi hội ngộ của trái tim con người.
Bài 12:Hãy sắp xếp các câu văn sau thành đoạn văn hoàn chỉnh
Vị lạnh của đã được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại dư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi.
Người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li sấu đá sau đó cho sữa bò vào.
Người ta bỏ cơm dừa vào máy say sinh tố có chứa sữa và đá ở trong đó.
Bài 13: Tìm lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy ? 
(1) Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. (2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. (3)Chị tôi đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.( 4)Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. (5) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau.
Bài 14: Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết hình thức trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy ? 
Bạn ấy khó tính lắm. Đừng ai chơi với bạn Hoa nhé!
Phim này hay cực. Cậu mà không xem phim đó thì thật là tiếc.
Bà nội em rất hiền. Tính tình của bà em hiền nên ai cũng yêu quý bà.
Bài 15:Các đoạn văn sau mắc các lỗi liên kết gì? Hãy chỉ ra những lỗi đó và chọn sửa một đoạn văn?
Lớp ta có nhiều bạn học sinh giỏi, lao động tốt. Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất buồn. Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng học tập.
Thúy Kiều Và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị, còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc và tài năng.
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.
Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động phong trào ủng hộ đồng bào thiên tai.
Bài 16: Chỉ ra lỗi liên kết nội dung trong hai đoạn văn sau và cách sửa:	
a. (1)Ở nơi ấy, có những đứa trẻ sớm phải xa gia đình lên thành phố, lang thang khắp nẻo đánh giày, bán báo...mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. (2) Việt Nam là một nước kinh tế chưa phát triển mạnh nên còn rất nhiều gia đình nghèo khó . (3)Cuộc sống cứ mỏi mòn như thế, thử hỏi đến  ... văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. -> lỗi lk lo gic , chưa sắp xếp theo 1 trật tự , -> sắp lại: 1,3,2,4
LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
1. Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã học ở Trung học cơ sở. Lấy ví dụ về từng phép liên kết.
Gợi ý: Chú ý các phép liên kết lặp, nối, thế,
2. Chỉ ra sự thiếu liên kết nội dung trong đoạn văn sau:
 	Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta. Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.
Gợi ý:
Sự liên kết nội dung thể hiện ở sự thống nhất đề tài, chủ đề giữa các câu, các đoạn trong văn bản và ở sự triển khai đề tài, chủ đề hợp lí, lô gích, thuyết phục,
Các câu trong đoạn văn trên nối tiếp nhau bằng những phương thức liên kết hình thức. Nhưng nội dung của các câu lại hướng về những đề tài, chủ đề khác nhau. Các yếu tố liên kết hình thức phải gắn bó chặt chẽ với sự liên kết về mặt nội dung.
3. So sánh hai đoạn văn sau và rút ra nhận xét về tính lô gích của lập luận trong hai cách sắp xếp.
Đoạn 1
Kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp 10 A4 rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Song, trong lớp vẫn còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.
Đoạn 2
Lớp 10 A4 tuy còn hiện tượng đi học muộn, còn có bạn nói chuyện riêng trong giờ học, nhưng kết quả học tập trong học kì vừa qua của lớp rất tốt: 100% đạt điểm trung bình từ 7, 5 trở lên, có 16 bạn đạt điểm tối đa trong tất cả các môn thi học kì. Lớp 10 A4 đề nghị nhà trường khen thưởng tập thể lớp.
Gợi ý:
Hai đoạn văn có đề tài, chủ đề giống nhau;
Hai đoạn văn có trình tự sắp xếp các ý khác nhau. Đoạn 1 trình bày ưu điểm trước, nhược điểm sau. Đoạn 2 trình bày nhược điểm trước, ưu điểm sau. Trong trường hợp người viết muốn đi đến kết luận đề nghị nhà trường khen thưởng thì cách sắp xếp như đoạn 2 hợp lí, thuyết phục hơn.
4. Xác định các phương tiện liên kết câu trong các đoạn văn dưới đây và chỉ ra: Chúng thuộc phép liên kết nào; Chúng có tác dụng gì.
a) Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là xứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.
(Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ)
Gợi ý:
- Phương tiện liên kết “Vua” được dùng theo phép lặp.
- Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.
b) Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay (). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.
(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
Gợi ý:
Phương tiện liên kết “Văn học dân gian” được dùng theo phép lặp;
Tác dụng: Liên kết giữa các câu, tập trung sự chú ý vào đề tài của đoạn.
c) Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc nặng nhọc đều trút cho vợ chồng em.
Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho em ở riêng.
Người anh chỉ chia cho em một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng đều cho làm rẽ, ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, lại cho là đần độn, không đi lại với em nữa.
(Cây khế)
Gợi ý:
“Rồi”, “nhưng”, “còn” được dùng theo phép nối; ngoài tác dụng liên kết, “rồi” diễn đạt trình tự trước sau của sự việc, “nhưng”, “còn” diễn đạt quan hệ đối chiếu, tương phản về nghĩa giữa các câu.
“Họ”, “thấy thế” được dùng theo phép thế; ngoài tác dụng liên kết còn làm cho lời văn ngắn gọn, không bị trùng lặp từ ngữ.
“Người anh”, “người em”, “hai anh em” được dùng theo phép lặp; ngoài tác dụng liên kết còn duy trì sự chú ý vào nhân vật được nói đến trong lời kể.
5. Lựa chọn các phương tiện liên kết thích hợp với vị trí [] và chỉ ra phép liên kết được sử dụng.
a) Trong suốt thời kì đấu tranh chống ách thống trị của đế quốc phong kiến xâm lược, nhân dân ta đã nhiều phen lật đổ chính quyền của bọn đô hộ. [] chỉ với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 thì mới chấm dứt được ách thống trị của phong kiến phương Bắc và mở đầu thời kì quốc gia độc lập.
(Theo sách Văn học Việt Nam thế kỉ X –
nửa đầu thế kỉ XVIII)
b) Văn học dân gian là một kho tàng chẳng những quý báu về chất mà còn phong phú về lượng. Sự phát triển mạnh mẽ [] ở nước ta có cơ sở từ những điều kiện lịch sử nhất định.
(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
c) Văn học chữ Hán có một số lượng tác phẩm rất lớn. [] là những tác phẩm văn học chính luận và văn học hình tượng thuộc đủ loại, viết theo thể tản văn, biền văn và vận văn.
(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
Gợi ý:
(a): Nhưng – dùng theo phép nối.
(b): của văn học dân gian  - được dùng theo phép lặp.
(c): Đó - được dùng theo phép thế.
6. Phân tích các bình diện và các phương tiện liên kết đã sử dụng trong bài viết số 5 của anh (chị).
Gợi ý:
- Các bình diện:
+ Bài viết đã thể hiện sự liên kết nội dung như thế nào?
+ Bài viết đã thể hiện sự liên kết hình thức ra sao?
- Các phương tiện liên kết: Bài viết đã sử dụng những phương tiện nào để thể hiện sự liên kết nội dung và liên kết hình thức? Tác dụng của các phương tiện liên kết ấy là gì?
1. Nếu bỏ đi câu thứ 4 trong bốn câu thơ sau thì ý nghĩa của văn bản thay đổi như thế nào?
Mừng ông nay mới đẻ con trai,
Thật giống con nhà chẳng giống ai.
Mong cho chóng lớn mà ăn cướp,
Cướp lấy khôi nguyên kẻo nữa hoài.
 Gợi ý:	 Các câu trong văn bản có quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Thêm hoặc bớt đi câu nào đó đều sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung chung của toàn văn bản. Trong văn bản trên, nếu bỏ đi câu thứ 4 thì lời chúc sẽ biến thành lời “nguyền rủa”, thiếu thiện ý. Phải có mặt câu thứ 4 thì ý nghĩa của “ăn cướp” mới được cụ thể hoá, lời chúc trở nên tốt đẹp.	
2. Trong các đoạn trích dưới đây, những phương tiện liên kết và phép liên kết nào được sử dụng? 
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ. Nhân là tình người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác [].	
 Nho giáo ảnh hưởng tới văn học (kể cả văn học Việt Nam) với tư cách là một học thuyết tức là một hệ thống các quan điểm về thế giới, về xã hội, về con người, về lí tưởng, cho nên cũng có một cách quan niệm văn học riêng. Với quan niệm đó, người ta hiểu thực chất văn học là gì, những cái gì được xếp vào văn học, thế nào là văn chương. Theo quan niệm của Nho giáo, văn học có nguồn gốc linh thiêng, một chức năng xã hội cao cả.	
Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương.
 Khi người ta được yên ấm trong một căn phòng nhà gạch chắc chắn, không sợ mưa gió về phần mình, thì người ta dễ có lòng thương đối với những người xấu số hơn.
Chúng tôi đương ở vào cái tâm tình tốt đẹp ấy, thì bỗng nhiên anh tôi sẽ thích tay vào tôi bảo im rồi nói khẽ:	
 	- Có nghe thấy gì không?	
Gợi ý: 	
- (a): Đó – dùng theo phép thế.	
- (b): Nhân – dùng theo phép lặp.	
- (c): Quan niệm đó, quan niệm của Nho giáo – dùng theo phép thế.	
- (d): Hát – dùng theo phép lặp.	
- (đ): cái tâm tình tốt đẹp ấy – dùng theo phép thế.	
3. Chỉ ra và điền vào bảng những từ ngữ có tác dụng chỉ hướng liên kết ở các câu dưới 	đây:
- Nam thích đá bóng. Bình cũng thích.	
- Hôm qua, trời mưa. Hôm nay vẫn mưa.	
- Nam đi học. Còn Bình đi đâu?	
- Về vấn đề đó, tôi xin có ý kiến như sau:	
- Sau đây, tôi sẽ nói rõ hơn về khái niệm “nghệ thuật”.	
Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước	Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau	
Gợi ý: 	
- Từ ngữ liên kết câu sau với câu trước: cũng, vẫn, còn, đó	
- Từ ngữ liên kết câu trước với câu sau: như sau, sau đây	
4. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn và giải thích sự sắp xếp ấy.	
Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?	
Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười.
Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười.
Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc.
Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc.	
Gợi ý: 	
- Chú ý các phương tiện liên kết giữa các câu và mạch ý khi sắp xếp.	
- Tham khảo cách sắp xếp: Kể cũng lạ, con người từ khi sinh ra, chào đời bằng tiếng khóc chứ không phải tiếng cười. Rồi từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi trần gian còn có bao nhiêu điều cần khóc, phải khóc. Khóc vì đau khổ, oan ức, buồn tủi, giận hờn, thương cảm, trái ngang và lại cả vì vui sướng, sung sướng, hạnh phúc. Vậy thì xem ra tiếng khóc không phải ít cung bậc và càng không ít ý nghĩa so với tiếng cười. Nhưng tại sao dân gian chỉ toàn sáng tạo ra truyện tiếu lâm để gây cười mà không tạo ra truyện tiếu lâm để gây khóc?
5. Trong Bài viết số 4, anh (chị) đã tổ chức liên kết theo các hướng như thế nào? Hãy tự phân tích tác dụng của việc tạo lập các hướng liên kết ấy.

File đính kèm:

  • docbai_tap_tieng_viet_lop_8_bai_lien_ket_cau_va_lien_ket_cac_do.doc