Bài tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội
(1)Trong cuộc sống giữa con người và con người chúng ta luôn tồn tại tình yêu thương. (2)Tình yêu thương là cội nguồn đầu tiên của con nguời chúng ta cho đến ngày nay. (3)Những tình yêu thương đẹp đẽ đó mang đến niềm hạnh phúc cho chúng ta. (4)Vậy chúng ta cùng tìm hiểu "tình thương là hạnh phúc của con người là gì?".
(5)Tình thương là sự cảm thông chia sẻ trong phạm vi gia đình, xã hội, nhà trường. (6)Hạnh phúc là niềm vui, niềm sung sướng khi ta đạt được niềm mơ ước, phấn đấu trong cuộc sống. (7)Khi chúng ta cho nguời khác tình thương hoặc khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được từ họ sự biết ơn bởi cuộc sống “là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
(8)Tình thương còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh, ta thấy gần gũi nhất là gia đình, tình cảm của cha mẹ đối với con cái là vô cùng lớn lao vô bờ bến. (9)Từ ngàn xưa cha ông ta đã có những câu ca dao đề cao tình yêu thương của cha mẹ: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. (10)Núi cao to đồ sộ nước chảy nhiều như thế ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ lớn lao như thế nào bởi ta không bao giờ cân đong đo đếm được. (11)Điều đó đã trở thành đạo lí bổn phận của người làm con. (12)Chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập thật tốt để làm cha mẹ vui lòng.(13)Ta có thể thấy trong văn học, Thuý Kiều vì thương cha mình đã phải bán thân chuộc cha, Nguyễn Đình Chiểu khóc đến mù cả mắt khi hay tin mẹ mất. (14)Ngoài ra tình yêu thương còn được thể hiện trong nhà trường: vâng lời, lẽ phép với thầy cô, người lớn tuổi; hoàn thành nhiệm vụ mà thầy cô giao, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy cho ta những bài học đầu tiên, những con chữ đầu tiên trong cuộc đời mỗi chúng ta. (15)Trong quan hệ bạn bè: ta cần biết cảm thông chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các bạn học yếu. (16)Trong xã hội, mỗi người nên biết chia sẻ cảm thông với những số phận bất hạnh, vận động kêu gọi mọi người quyên góp giúp đỡ đồng bào lũ lụt, đóng góp quỹ để xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ cho những người nghèo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội
Đề1 : "Tình thương là hạnh phúc của con người" (1)Trong cuộc sống giữa con người và con người chúng ta luôn tồn tại tình yêu thương. (2)Tình yêu thương là cội nguồn đầu tiên của con nguời chúng ta cho đến ngày nay. (3)Những tình yêu thương đẹp đẽ đó mang đến niềm hạnh phúc cho chúng ta. (4)Vậy chúng ta cùng tìm hiểu "tình thương là hạnh phúc của con người là gì?". (5)Tình thương là sự cảm thông chia sẻ trong phạm vi gia đình, xã hội, nhà trường. (6)Hạnh phúc là niềm vui, niềm sung sướng khi ta đạt được niềm mơ ước, phấn đấu trong cuộc sống. (7)Khi chúng ta cho nguời khác tình thương hoặc khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được từ họ sự biết ơn bởi cuộc sống “là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. (8)Tình thương còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh, ta thấy gần gũi nhất là gia đình, tình cảm của cha mẹ đối với con cái là vô cùng lớn lao vô bờ bến. (9)Từ ngàn xưa cha ông ta đã có những câu ca dao đề cao tình yêu thương của cha mẹ: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. (10)Núi cao to đồ sộ nước chảy nhiều như thế ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ lớn lao như thế nào bởi ta không bao giờ cân đong đo đếm được. (11)Điều đó đã trở thành đạo lí bổn phận của người làm con. (12)Chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập thật tốt để làm cha mẹ vui lòng.(13)Ta có thể thấy trong văn học, Thuý Kiều vì thương cha mình đã phải bán thân chuộc cha, Nguyễn Đình Chiểu khóc đến mù cả mắt khi hay tin mẹ mất. (14)Ngoài ra tình yêu thương còn được thể hiện trong nhà trường: vâng lời, lẽ phép với thầy cô, người lớn tuổi; hoàn thành nhiệm vụ mà thầy cô giao, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy cho ta những bài học đầu tiên, những con chữ đầu tiên trong cuộc đời mỗi chúng ta. (15)Trong quan hệ bạn bè: ta cần biết cảm thông chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các bạn học yếu. (16)Trong xã hội, mỗi người nên biết chia sẻ cảm thông với những số phận bất hạnh, vận động kêu gọi mọi người quyên góp giúp đỡ đồng bào lũ lụt, đóng góp quỹ để xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ cho những người nghèo... et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc et.Vn Viol Son. Linh Ngoc (17)Vì sao chúng ta sống phải có tình thương: vì tình thương là một trong những thứ tình cảm cao đẹp nhất của con người. (18)Tình thương là sự cho đi đồng thời nhận lại, tình thương đem đến niềm tin lẽ sống, niềm hạnh phúc, sự ấm áp cho mọi người. (19)Có tình thương giúp con người sẽ xây dựng xã hội tốt đẹp, trật tự. (20)Tình thương giúp con người hoàn thiện nhân cách của mình hơn. (21)Tuy nhiên tình thương phải biết đặt đúng chỗ vì không đặt đúng chỗ sẽ không là hạnh phúc mà là bất hạnh. (22)Một người mẹ quá nuông chiều con sẽ khốn khổ vì con. (23)Nếu ta cho tiền những kẻ giả dạng hành khất là tiếp tay cho sự lười biếng, lười lao động. (24)Khoan hồng, dung tha cho những kẻ phạm tội nhưng chúng vẫn " ngựa quen đường cũ" thì thật là nguy hiểm cho xã hội. (25)Bên cạnh những người giàu lòng yêu thương vẫn còn vô vàn những kẻ ích kỉ, sống chỉ biết vì mình. (26)Những loại người ấy thật là đáng phê phán, lên án. (27)Bản thân mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. (28)Từ đó, mỗi người chúng ta sẽ có hành động đúng, biết sống yêu thương, nhân ái, “một miếng khi đói bằng gói khi no” (29)"Tình thương là hạnh phúc của con người", câu nói tuy ngắn gọn nhưng bao hàm đầy đầy đủ ý nghĩa cho chúng ta: tình thương là một trong những cảm xúc đẹp nhất của con người. (30)Đừng sống vì mình mà hãy sống vì mọi nguời nhất là đối với những người chúng ta yêu thương. (31)Tình yêu thương sẽ làm cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, giúp mọi người cảm thấy yêu đời. (32)Bởi có ai đó đã nói: “Người với người sống để yêu nhau”. Yêu cầu: A.Đọc thật kĩ bài văn trên. B.Vận dụng kiến thức lí thuyết về văn nghị luận xã hội, thực hiện phiếu bài tập sau: I.Xác định bố cục: - Mở bài: .. - Thân bài: .. - Kết bài: .. II.Phân tích cụ thể: 1.MB: -Dẫn đề (giới thiệu): .. Trích dẫn ý kiến, nhận định .. 2.TB: - Giải thích .. -Phân tích, chứng minh .. .. .. .. .. -Vì sao.. . .. -Bàn bạc, đánh giá đúng- sai .. . -Bài học nhận thức .. 3.Kết bài -Khẳng định .. - Nhắn gửi:.. ..
File đính kèm:
- bai_tap_ngu_van_lop_8_nghi_luan_xa_hoi.docx