Bài tập dạng câu trả lời ngắn Ngữ văn Lớp 9

 Ngửa mặt lên nhìn mặt

 có cái gì rưng rưng

 như là đồng là bể

 như là sông là rừng

 Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

 ( Ngữ văn 9 - tập 1)

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời bài thơ?

 Câu 2. Phương thức biểu đạt chính? Nội dung đoạn trích?

 Câu 3. Trong câu thơ "Ngửa mặt lên nhìn mặt" từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa gốc, từ " mặt" nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào?

 Câu 4. Tìm từ láy trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng?

Ngửa mặt lên nhìn mặt

 có cái gì rưng rưng

 như là đồng là bể

 như là sông là rừng

 

docx 2 trang cucpham 01/08/2022 380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập dạng câu trả lời ngắn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập dạng câu trả lời ngắn Ngữ văn Lớp 9

Bài tập dạng câu trả lời ngắn Ngữ văn Lớp 9
 ĐỀ BÀI
 Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 	 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình. 
 ( Ngữ văn 9 - tập 1) 
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? 
 Câu 2. Phương thức biểu đạt chính? Nội dung đoạn trích? 
 Câu 3. Trong câu thơ "Ngửa mặt lên nhìn mặt" từ "mặt" nào được dùng theo nghĩa gốc, từ " mặt" nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào? 
 Câu 4. Tìm từ láy trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng? 
Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 	 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
	Câu 5. Ý nghĩa của hình tượng "trăng" trong đoạn thơ? 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
 Điểm 
ĐỌC - HIỂU
1
 - Trích bài thơ: Ánh trăng 
0,25
 - Tác giả: Nguyễn Duy
0,25
 - Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác năm 1978, khi tác giả đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập "Ánh trăng" .
0,25
2
 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 
0,25
 - Nội dung: Đoạn thơ diễn tả cảm xúc của người lính( tác giả) khi gặp lại vầng trăng. 
0,5
3
 - Từ "mặt" trong" ngửa mặt" dùng theo nghĩa gốc. 
0,25
 - Từ " mặt" trong "nhìn mặt" dùng theo nghĩa chuyển
0,25
 - Chuyển theo phương thức: ẩn dụ.
0,25
4
 - Từ láy: "rưng rưng"
 0,25
 - Tác dụng: Diễn tả sự xúc động nghẹn ngào của người lính khi gặp lại vầng trăng xưa.
 0,5
5
 - Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song cần tập chung làm nổi bật những ý sau: 
 + Trăng là biểu tượng quá khứ nghĩa tình, thủy chung son sắc.
 0,5
 + Trăng còn gợi nhắc một thái độ sống: ân tình, ân nghĩa thủy chung.
 0,5

File đính kèm:

  • docxbai_tap_dang_cau_tra_loi_ngan_ngu_van_lop_9.docx