Bài tập câu hỏi trả lời ngắn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Bà hành khất đến ngõ tôi

Bà tôi cung cúc ra mời vào trong

Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu

Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm

Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm

Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa.

Lá tre rụng xuống sân nhà

Thoảng hương nụ vối.chiều qua.cùng chiều.”

 (Kao Sơn)

Câu 1: Trong văn bản trên, từ “cung cúc” là từ tượng hình hay từ tượng thanh, hãy giải thích nghĩa?

Câu 2: Em có đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất không? Vì sao?

Câu 3: Đọc văn bản, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao em chọn hình ảnh đó?

Câu 4: Từ cách hiểu của mình, em hãy đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 5: Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

 

doc 4 trang cucpham 01/08/2022 300
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập câu hỏi trả lời ngắn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập câu hỏi trả lời ngắn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình

Bài tập câu hỏi trả lời ngắn Ngữ văn - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình
BÀI TẬP CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
(SẢN PHẨM TẬP HUẤN CỦA SGD NINH BÌNH – ĐÀ NẰNG)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa...
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối...chiều qua...cùng chiều.”
 (Kao Sơn)
Câu 1: Trong văn bản trên, từ “cung cúc” là từ tượng hình hay từ tượng thanh, hãy giải thích nghĩa?
Câu 2: Em có đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất không? Vì sao?
Câu 3: Đọc văn bản, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao em chọn hình ảnh đó?
Câu 4: Từ cách hiểu của mình, em hãy đặt nhan đề cho văn bản.
Câu 5: Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 
- Từ “cung cúc” trong ngữ liệu trên là từ tượng hình, gợi dáng điệu vừa vội vàng lại vừa cung kính của “Bà tôi” khi mời bà hành khất vào nhà.
Câu 2: HS có thể đưa ra ý kiến và lập luận để bảo vệ ý kiến của mình. 
Phương án 1: Đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất. Vì: Đây là cách cư xử đầy tình người, thể hiện thái độ trân trọng, coi bà hành khất như người khách, một người bạn già đến thăm nhà mình
Phương án 2: Không đồng ý với cách cư xử của người bà đối với bà hành khất. 
Vì: Người hành khất chỉ là người ăn xin bình thường, không cần mời vào nhà, chỉ cần cho họ vật chất (tiền, gạo) là được.
Câu 3: 
	Bài thơ có rất nhiều hình ảnh hay, HS có thể chọn một hình ảnh mình thích nhất, miễn là lí giải phù hợp.
	Ví dụ: 
Hình ảnh “Lưng còng đỡ lấy lưng còng”: Sử dụng điệp ngữ và nghệ thuật hoán dụ gợi hình ảnh, dáng điệu của hai người già (có phần tội nghiệp) đồng thời thể hiện thái độ thân tình, cảm thông, chia sẻ của “bà tôi” dành cho bà hành khất.
Hình ảnh : “Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm”: Thể hiện hành động san sẻ, giúp đỡ, động viên giữa hai người bạn già cùng có hoàn cảnh khó khăn
 	Hình ảnh : “Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm”: Cách tiếp khách dân giã, thân tình đồng thời thể hiện thái độ tôn trọng của của “bà tôi” dành cho bà hành khất
Câu 4: HS có thể có đặt các nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung của văn bản:
Bà tôi
Bà tôi và bà hành khất.
Người hành khất.
Tình người cao đẹp
Câu 5: 
Câu chuyện ngắn gọn nhưng ý nghĩa rất sâu sắc. HS đều có thể học được một trong những bài học cho bản thân mình từ câu chuyện:
- Bài học về cách cư xử đầy tình người: Biết trân trọng, cảm thông với những người khó khăn, bất hạnh hơn mình
- Bài học về niềm tin: Từ cách cư xử của “bà tôi” chúng ta có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. ..
- Đó có thể là bài học về cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hoá: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại

File đính kèm:

  • docbai_tap_cau_hoi_tra_loi_ngan_ngu_van_so_giao_duc_va_dao_tao.doc