Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 5+6: Ôn tập về các phép tu từ. Bài tập thực hành chữa bài khảo sát

Các phép tu từ từ vựng:

a. Nhân hoá:

- Khái niệm: dùng những từ ngữ, hình ảnh gắn với con người để miêu tả đồvật, con vật, cảnh vật giúp các đối tượng cần miêu tả trở nên sinh động, có sức gần gũi với con người.

- Ví dụ: Vươn mình trong gió tre đu

 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

b. So sánh:

- là đối chiếu sự vật, sự việc này, với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm diễn đạt có hình ảnh và tăng sức gợi cảm.

c. Ẩn dụ:

- Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

d. Hoán dụ:

- Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả.

- Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

e. Nói quá

- Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tảddeer nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Lỗ mũi 18 gánh lông

Chồng yêu chồng bao râu rồng trời cho

g. Nói giảm, nói tránh:

- là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Bác đã đi rồi theo tổ tiên

 Mác, Lê-nin thế giới người hiền

 

ppt 16 trang cucpham 620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 5+6: Ôn tập về các phép tu từ. Bài tập thực hành chữa bài khảo sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 5+6: Ôn tập về các phép tu từ. Bài tập thực hành chữa bài khảo sát

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 5+6: Ôn tập về các phép tu từ. Bài tập thực hành chữa bài khảo sát
TIẾT 5 - 6: 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TU TỪ 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
CHỮA BÀI KHẢO SAT 
	Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học? Nêu khái niệm của từng phép tu từ và nêu ví dụ? 
Các phép tu từ từ vựng: 
a. Nhân hoá: 
- Khái niệm: dùng những từ ngữ, hình ảnh gắn với con người để miêu tả đồvật, con vật, cảnh vật giúp các đối tượng cần miêu tả trở nên sinh động, có sức gần gũi với con người. 
- Ví dụ: Vươn mình trong gió tre đu 
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
b. So sánh: 
- là đối chiếu sự vật, sự việc này, với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm diễn đạt có hình ảnh và tăng sức gợi cảm. 
c. Ẩn dụ: 
- Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 
- Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. 
d. Hoán dụ: 
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhằm khắc sâu đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả. 
- Áo chàm đưa buổi phân li 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay 
e. Nói quá 
- Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tảddeer nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 
- Lỗ mũi 18 gánh lông 
Chồng yêu chồng bao râu rồng trời cho 
g. Nói giảm, nói tránh: 
- là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 
- Bác đã đi rồi theo tổ tiên 
 Mác, Lê-nin thế giới người hiền 
	Kể tên các phép tu từ cú pháp đã học? Nêu khái niệm của từng phép tu từ đó và nêu ví dụ? 
Các phép tu từ cú pháp: 
a. Điệp ngữ 
- Là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý hoặc gợi những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. 
- Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.. 
b. Liệt kê: 
- là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại( các từ ngữ, thành phần câu) nhằm mục đích nhấn mạnh ý. 
- Trong vườn hoa hồng, hoa lay ơn đua nhau khoe sắc 
c. Đảo trật tự cú pháp: 
- Là sự thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm .. của đối tượng cần miêu tả 
- Mọc giữa dòng sông xanh.. 
d. Câu hỏi tu từ: 
- là sử dụng câu nghi vấn để khẳng định, phủ định hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc. 
- Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu? 
Cách làm bài về các biện pháp tu từ. 
Bước 1: 
-  Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu. 
-  Tìm nội dung chính của đoạn thơ chứa phép tu từ 
Bước 2: 
-  Tìm những phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ   
-  Xác định từ ngữ có phép tu từ đó 
Bước 3: 
- Chỉ ra tác dụng, hiệu quả của biện pháp tu từ trong việc thể hiện 
- Nội dung tư tưởng (hình ảnh ấy biểu hiện cái gì?, biểu hiện cảm xúc gì? (sức biểu cảm; yêu thương, tự hào, hờn giận) của đoạn thơ; 
-Nghệ thuật?(tính nhạc giọng thơ, văn); cách biểu đạt hình ảnh (tăng sức gọi hình, biểu cảm) 
Bài tập 1 
Phân tích giá trị của cácbiện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các trường hợp sau: 
a. Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) 
b. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. (Tục ngữ) 
c. Đầu xanh có tội tình gì, 
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Nguyễn Du) 
d. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ 
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. (Tố Hữu) 
 Bài tập 1 
a. Thuyền về có nhớ bến chăng 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
Biện pháp ẩn dụ: 
- Thuyền ẩn dụ cho người con trai tự do đó đây, bay nhảy sông hồ 
- Bến ẩn dụ cho người con gái nơi quê nhà chỉ biết trông ngóng, đợi chờ 
 câu ca dao bày tỏ kín đáo, sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết và tình yêu thuỷ chung của cô gái. 
b. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 
Ẩn dụ: máu đào- quan hệ huyết thống, họ hàng; nước lã: chỉ người dưng 
 nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm ruột thịt. 
c. Đầu xanh có tội tình gì, 
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. 
Hoán dụ: Đầu xanh: chỉ những người trẻ tuổi 
- má hồng: người phụ nữ có nhan sắc 
 tăng sức khái quát cho câu thơ; bằng cách nói này ND không chỉ cất tiếng than cho 1 nàng Kiều mà còn là tiếng than cho thân phận bất hạnh của những người phụ nữ nhan sắc, tài hoa. 
d. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ 
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân. 
Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người 
 Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong 
 Bài tập2: Xác định và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những đoạn thơ sau: 
a. Tiếng chim, vách núi nhỏ dần 
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa 
 Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) 
b. Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. (Tế Hanh) 
 Bài tập2: a. Tiếng chim, vách núi nhỏ dần 
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa 
 Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) 
- Nhân hóa : rì rầm tiếng suối – âm thanh tiếng suối như lời tâm sự to nhỏ, xa gần gợi không gian yên tĩnh . 
- Đảo ngữ : rì rầm đảo lên trước tiếng suối – nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, văng vẳng của tiếng suối từ xa đưa lại 
+ Từ rơi đặt trước từ lá đa- tạo ấn tượng về tiếng rơi của chiếc lá . 
- Điệp từ : Từ tiếng lặp lại nhiều lần – nhấn mạnh cảm nhận về thính giác khi nhà thơ đang lắng nghe, đón nhận âm thanh của đêm Côn Sơn yên tĩnh 
- So sánh : hình dung cái chạm rất khẽ của lá, hồn người hòa cùng cảnh vật. 
- Ẩn dụ : chuyển đổi cảm giác lấy từ mỏng ( cảm giác của thị giác) để miêu tả tiếng rơi của lá (thính giác) vừa tả được tiếng rơi rất khẽ, vừa gợi không khí thanh tĩnh của cảnh đêm Côn Sơn, sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn con người. 
b. Quê hương tôi có con sông xanh biếc 
Nước gương trong soi tóc những hàng tre 
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, 
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. 
 -Nhân hóa : tóc những hàng tre – vẻ đẹp sống động của những bóng tre mềm mại, nghiêng nghiêng bên dòng sông tựa như mái tóc óng ả của người con gái. 
- So sánh : tâm hồn – buổi trưa hè – gợi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu quý và gắn bó với dòng sông quê. 
Bài tập 3 : Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai dòng thơ sau: 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) 
- Biện pháp tu từ chính: so sánh 
- Tác dụng: 
+ Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với  đất cày, lụa, tre ngà, tơ  tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân. 
+ Đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. 
+ Qua biện pháp so sánh, ta thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng mà tác giả dành cho thứ tiếng mẹ đẻ của mình. 
 Bài tập 4: Đọc những câu sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới: 
a. Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác bên sông chợ mấy nhà 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
b. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy 
Mất ổ bày chim dáo dác bay. (Nguyễn Đình Chiểu) 
1. Biện pháp tu từ nào cùng được sử dụng trong các câu trên? 
2. Chọn phân tích một trường hợp để làm rõ giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. 
 Bài tập 4: Đọc những câu sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới: 
a. Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác bên sông chợ mấy nhà 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
1. Biện pháp tu từ nào cùng được sử dụng trong các câu trên? 
- Các câu thơ trích dẫn ở trên đề sử dụng biện pháp đảo ngữ. 
2. Chọn phân tích một trường hợp để làm rõ giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. 
HS chọn phân tích một trong hai câu thơ: 
a. Bằng cấu trúc đảo ngữ, nhà thơ đã: 
- Khắc sâu ấn tượng về sự nhỏ nhoi của con người và sự thưa thớt của những ngôi nhà ở Đèo Ngang 
- Không gian núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, những nét vẽ được tô đậm ấy tăng thêm cảm giác về một vùng đất còn nguyên sơ, thưa vắng dấu vết con người. 
 Bài tập 4: b. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy 
Mất ổ bày chim dáo dác bay. (Nguyễn Đình Chiểu) 
2. Chọn phân tích một trường hợp để làm rõ giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. 
b. Cấu trúc đảo ngữ có tác dụng: 
- nhấn mạnh những cảnh tượng tan tác, chia li, hãi hùng  vì chiến tranh loạn lạc 
- Nỗi xót xa, đau đớn của nhà thơ trước cảnh nhân dân lầm than, đau khổ và đất nước bị tàn phá  

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_56_on_tap_ve_cac_phep_tu_tu_bai.ppt