Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ

a.Ví dụ: SGK/ 99,100

b. Nhận xét:

V/D1:

- Tiếng Việt rất giàu và đẹp

- Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ.

V/D2:

a.Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh.

b.Các nhà khoa học ước đoán (phỏng đoán) .

c .nhà trường đã mở rộng quy mô .

 *Kết luận: Ghi nhớ 1/ 100

a. Ví dụ: SGK/100

b. Nhận xét:

 Ý kiến của Tô Hoài: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.

 * Kết luận: Ghi nhớ 2/101

 II. Luyện tập:

Bài1: Cách giải thích đúng:

-Hậu quả: kết quả xấu

-Đoạt: Chiếm được phần thắng

-Tinh tú: Sao trên trời

 

ppt 11 trang cucpham 27/07/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33: Trau dồi vốn từ
TIẾT 32 
TRAU DỒI VỐN TỪ 
 + Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy . Có người có vốn từ phong phú , có người có vốn từ nghèo nàn . 
+ Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ , tình cảm , cảm xúc của mình , người nói phải có vốn từ phong phú , biết được nhiều từ với đầy đủ , chính xác nghĩa của từ và cách dùng nó . 
-> Bởi vậy , trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt và phát triển năng lực tư duy . 
I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ : 
a. Ví dụ : SGK/ 99,100 
b. Nhận xét : 
V/D1 : 
- Tiếng Việt rất giàu và đẹp  
- Muốn phát huy tốt khả năng tiếng Việt ta phải trau dồi vốn từ . 
V/D2 : 
a.Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh . 
b.Các nhà khoa học ước đoán ( phỏng đoán ). 
c. nhà trường đã mở rộng quy mô . 
 * Kết luận : Ghi nhớ 1/ 100 
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ : 
a. Ví dụ : SGK/100 
b. Nhận xét : 
 Ý kiến của Tô Hoài : Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân . 
 * Kết luận : Ghi nhớ 2/101 
 II. Luyện tập : 
Bài1: Cách giải thích đúng : 
- Hậu quả : kết quả xấu 
- Đoạt : Chiếm được phần thắng 
- Tinh tú : Sao trên trời 
Bài2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt : 
a. Tuyệt ( dứt , không còn gì ) 
+ Tuyệt chủng : mất hẳn nòi giống . 
+ Tuyệt giao : Cắt đứt giao thiệp 
+ Tuyệt tự : Không có người nối dõi . 
+ Tuyệt thực : nhịn đói , không chịu ăn để phản đối . 
 Tuyệt ( cực kì , nhất ) 
+ Tuyệt mật : bí mật tuyệt đối 
+ Tuyệt tác : Tác phẩm văn học đạt tới đỉnh cao , 
+ Tuyệt trần : nhất trên đời , không có gì sánh nổi . 
b. Đồng : 
- Đồng ( trẻ em ) 
+ Đồng ấu : Trẻ em nhỏ khoảng 6,7 tuổi 
+ Đồng dao : Bài hát dân gian của trẻ em 
+ Đồng thoại : Truyện viết cho trẻ em 
Đồng ( chất ) 
Trống đồng : nhạc khí gõ , đúc bằng đồng , trên mặt có hoa văn trang trí . 
Đồng ( cùng nhau , giống nhau ) 
+ Đồng bào : cùng một bọc , chỉ những người cùng nòi giống . 
+ Đồng khởi : Cùng vùng dậy khởi nghĩa , dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp 
Bài3 : Sửa lỗi dùng từ : 
a.Về khuya , đường phố rất yên tĩnh ( vắng lặng ) 
-> “ im lặng ” ( dùng chỉ trạng thái con người ) 
b. VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới . 
-> từ “ thành lập ” ( chỉ việc xây dựng một tổ chức ) 
c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm động ( xúc động ) 
-> từ “ cảm xúc ” ( dùng như một DT hoặc ĐT, không dùng như một TT) 
Bài 4 : Vẻ đẹp của tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói của người nông dân . Thời đại mới , khoa học kĩ thuật có thể thay cho kinh nghiệm cổ truyền nhưng vẻ đẹp của tục ngữ , ca dao thì còn mãi . 
Bài 5: Cách làm tăng vốn từ : 
+ Lắng nghe cách nói của những người xung quanh để học tập những cách nói hay. 
+ Đọc sách , báo ( thời sự , khoa học , văn học ,) 
+ Ghi chép các từ ngữ mới , tìm hiểu nghĩa của nó qua từ điển hoặc thầy , cô giáo . 
+ Tập sử dụng các từ ngữ mới trong các hoàn cảnh giao tiếp thích hợp . 
Bài 6: Điền từ ngữ thích hợp : 
 + nhược điểm = điểm yếu . 
 + Cứu cánh = mục đích cuối cùng 
 + Trình ý kiến , nguyện vọng lên cấp trên = đề xuất 
+ Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn = láu táu . 
+ Hoảng lên đến mức có biểu hiện mất trí = hoảng loạn 
Bài 7: Phân biệt nghĩa : 
+ Nhuận bút : tiền trả cho người viết một tác phẩm . 
 Thù lao : tiền trả công bù đắp vào lao động đã bỏ ra 
-> “ thù lao ” có nghĩa rộng hơn “ nhuận bút ” 
+ Tay trắng : không có chút vốn liếng , của cải . 
 Trắng tay : bị mất hết của cải , tiền bạc 
Bài 8 : Các từ phức có các yếu tố ghép giống nhau nhưng trật tự khác nhau : 
Bàn luận – luận bàn ; ca ngợi – ngợi ca; đấu tranh – tranh đấu ; đơn giản – giản đơn ; thương yêu – yêu thương ; hững hờ – hờ hững , 
Bài 9 : Tìm từ ghép : 
+ bất ( không , chẳng ): bất biến , bất bình đẳng , bất diệt , 
+ bí ( kín ): bí truyền , bí mật , bí hiểm , 
+ đa ( nhiều ): đa cảm , đa mưu , đa ngôn , 
+ Thủy ( nước ): thủy chiến , thủy lợi , thủy thủ , thủy lực , 
Hướng dẫn tự học : 
- Làm hết bài tập vào vở BT 
- Học bài . 
- Chuẩn bị : Bài viết số 2 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_33_trau_doi_von_tu.ppt