Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh

Cây dừa Bình Định: Giải thích đặc điểm và lợi ích của cây dừa với người Bình Định.

Tại sao lá cây có màu xanh lục: Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục.

Huế: Giới thiệu về vị trí địa lí, lịch sử văn hóa của Huế.

Khởi nghĩa Nông Văn Vân: Giới thiệu về người tù trưởng Nông Văn Vân.

Con giun đất: Giải thích đặc điểm và vai trò của con giun đất.

 => Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Văn hóa (KHTN, KHXH)

- Quan sát để nhìn ra, để nhận biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc, cấu tạo của đối tượng thuyết minh.

- Học tập tra cứu là quá trình ghi chép để tích lũy tri thức về đặc điểm tính chất, công dụng, cách sử dụng của đối tượng thuyết minh.

- Phân tích chia tách đối tượng thuyết minh theo từng phương diện.

- Yêu cầu kiến thức: Chính xác, khách quan.

 

ppt 22 trang cucpham 01/08/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52: Phương pháp thuyết minh
	 TIÕT 52: 
PH¦¥NG PH¸P THUYÕT MINH 
Đọc lại các văn bản thuyết minh: “ Cây dừa Bình Định”, “Tại sao lá cây có màu xanh lục”, “Huế”, “Khởi nghĩa Nông Văn Vân”, “Con giun đất”. 
Cây dừa Bình Định: Giải thích đặc điểm và lợi ích của cây dừa với người Bình Định. 
Tại sao lá cây có màu xanh lục: Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục. 
Huế: Giới thiệu về vị trí địa lí, lịch sử văn hóa của Huế. 
Khởi nghĩa Nông Văn Vân: Giới thiệu về người tù trưởng Nông Văn Vân. 
Con giun đất: Giải thích đặc điểm và vai trò của con giun đất. 
 => Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Văn hóa (KHTN, KHXH) 
- Quan sát để nhìn ra, để nhận biết được đặc điểm hình dáng, màu sắc, cấu tạo của đối tượng thuyết minh. 
- Học tập tra cứu là quá trình ghi chép để tích lũy tri thức về đặc điểm tính chất, công dụng, cách sử dụng  của đối tượng thuyết minh. 
- Phân tích chia tách đối tượng thuyết minh theo từng phương diện. 
- Yêu cầu kiến thức: Chính xác, khách quan. 
HUẾ 
 Huế là một trong những trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam, Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo anh dũng. 
 Huế là sự kệt hợp hài hòa của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương. 
 Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sông, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ. 
 Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hạng di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba, 
 Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn. 
 Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. 
 Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945 Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế. 
 Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng. 
 (Dẫn theo “Tiếng Việt thực hành”) 
Nhiệm vụ thảo luận 
Nhóm 1: Ví dụ a phần 2 trang 126. 
Nhóm 2: Ví dụ b(đoạn văn 1) trang 127. 
Nhóm 3: Ví dụ c trang 127. 
Nhóm 4: Ví dụ d trang 127. 
Nhóm 5: Ví dụ e trang 128. 
Nhóm 6: Ví dụ c trang 115 - 116. 
Câu hỏi thảo luận chung: 
Câu 1: Xác định đối tượng thuyết minh trong đoạn văn? 
Câu 2: Cách cung cấp kiến thức về đối tượng thuyết minh trong đoạn văn? 
Câu 3: Tác dụng của cách viết đó? 
 - Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm  
 (Cây dừa Bình Định) 
 - Theo các nhà khoa học bao bì nilông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì nilông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì nilông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. 
 (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000) 
 Các nhà khoa học cho biết trong không khí dưỡng khí chỉ chưa 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn. 
 (Nói về cỏ) 
VÍ DỤ 1: 
- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. 
- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng) 
VÍ DỤ 2: 
- Sách là đồ dùng thiết yếu của học sinh. 
- Sách là phương tiện gìn giữ và truyền bá kiến thức. 
- Sách là người bạn tốt của con người . 
– Quá hẹp. 
 – Rõ bản chất của sách. 
– Quá rộng. 
	Ngày nay đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). 
 (Ôn dịch thuốc lá) 
Ph­Ư¬ng ph¸p thuyÕt minh 
C¸ch lµm 
T¸c dông 
1. Nêu định nghĩa giải thích 
Kiểu câu: trần thuật đơn có từ “là” 
- Giúp người đọc hiểu khái niệm và những đặc điểm riêng biệt của phương pháp thuyết minh 
2. Liệt kê 
- Lần lượt nêu c¸c thuéc tÝnh, biÓu hiÖn cïng lo¹i. 
 KiÓu c©u: c©u cã nhiÒu vÕ c©u, cã nhiÒu vÞ ngữ. 
- Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng 
3. Nêu ví dụ 
 Dẫn ra các ví dụ cụ thể 
Ví dụ phải khách quan, số liệu phải chính xác , tin cậy 
- Đối tượng thuyết minh có độ tin cậy cao 
4. Dùng số liệu 
Dùng các số liệu chính xác ( Khi cần phải rõ nguồn gốc xuất xứ) 
- Đối tượng thuyết minh có độ tin cậy cao 
5. So sánh 
- So sánh hai đối tượng cùng loại, khác loại 
Nhằm nổi bật đối tượng cần thuyết minh 
6. Phân loại 
- Chia ®èi t­îng ra thµnh tõng mÆt, tõng khÝa c¹nh, tõng vÊn ®Ò. 
- Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng tiến tới hiểu một cách hệ thống toàn diện 
BẢNG HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 
 Khu di tích Đền Trần là khu di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần gắn liền với các nhân vật lịch sử triều đại nhà Trần. Khu di tích Đền Trần tọa lạc tại thôn Tức Mạc , phường Lộc V ượng , thành phố Nam Định. Khu di tích gồm có các quần thể là Đền Trần, chùa Tháp, Đền Trần được bộ văn hóa xếp hạng di tích quốc gia ngày 25 tháng 04 năm 1962 tại quyết định số 313. Đến ngày 27 tháng 9 năm 2012 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1419 công nhận khu di tích Đền Trần, chùa Tháp  xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Lễ hội đền Trần được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 
 Đền Trần có tên cổ  là Trần Miếu tọa lạc tại đường  Trần Thừa , phường Lộc Vượng , thành phố Nam Định. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695 trên nền tiên miếu và hành cung Thiên Trường cũ của nhà Trần đã bị phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đây là nơi thờ các vua nhà Trần, Vương p hi, V ương hậu , công chúa triều T rần cùng Trần triều Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và  thân quyến của Đại Vương, nơi đây cũng thờ các quan lại có công phụ tá nhà Trần . 
 Đền Trần bao gồm ba công trình kiến trúc chính  là đền Thiên Trường (đền Thượng) đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền phải qua hệ thống cổng Ngũ Môn, trên cổng ghi các chữ Hán: Chính nam môn (cổng chính ở phía Nam) và Trần Miếu (tức là miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước  hình chữ nhật, chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường, phía tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía đông là đền Cố Trạch. Cả ba đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau: mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa chung đường 5 gian, và Tòa chính tẩm 3 gian 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 
Tìm các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng trong văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”? 
Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập cho tiết học sau 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_52_phuong_phap_thuyet_minh.ppt