Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Văn bản: Bánh trôi nước - Đàm Lam Bình

Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.

Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” -> Vì bà rất điêu luyện, tài tình trong việc dùng chữ Nôm để sáng tác.

Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh (Lấy chồng muộn mà đến 2 lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả 2 lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc)

-> Chính vì vậy, bà thường gửi gắm nỗi niềm tâm sự vào thơ ca, thơ của bà thường chứa chan cảm xúc và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đọc nhẹ nhàng, rành mạch, dứt khoát; chú ý các từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son.

- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3

 1. Thân em như hạt mưa sa

 Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

2. Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

 3. Thân em như giếng giữa đàng

 Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

 4. Thân em như như hạt mưa rào

 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

 5. Thân em như quế giữa rừng

 Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.

 6. Thân em như củ ấu củ gai

 Nửa trong thì trắng, nửa ngoài thì đen.

 .

 

ppt 26 trang cucpham 20/07/2022 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Văn bản: Bánh trôi nước - Đàm Lam Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Văn bản: Bánh trôi nước - Đàm Lam Bình

Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Văn bản: Bánh trôi nước - Đàm Lam Bình
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 
QUÝ THẦY CÔ 
VỀ DỰ GIỜ LỚP 7/1 
Giáo viên: Đàm Lam Bình 
Câu hỏi: 
? 
	Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải và nêu nội dung của bài thơ? 
Tết Hàn Thực mồng 3 tháng 3 âm lịch 
Văn bản: 
BÁNH TRÔI NƯỚC 
- Hồ Xuân Hương 
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. 
Bà được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm ” -> Vì bà rất điêu luyện, tài tình trong việc dùng chữ Nôm để sáng tác. 
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh ( Lấy chồng muộn mà đến 2 lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả 2 lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc ) 
-> Chính vì vậy, bà thường gửi gắm nỗi niềm tâm sự vào thơ ca, thơ của bà thường chứa chan cảm xúc và có giá trị nhân đạo sâu sắc. 
QUẢ MÍT: 
Thân em như quả mít trên cây, 
Vỏ nó sù sì, múi nó dày. 
Quân tử có yêu thì đóng cọc, 
Xin đừng mân mó nhựa ra tay. 
Một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương 
Đọc nhẹ nhàng, rành mạch, dứt khoát; chú ý các từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son ... 
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3 
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 
BÁNH TRÔI NƯỚC 
Có hai lớp nghĩa 
Nghĩa thực ( nghĩa đen ): Tả bánh trôi nước 
Nghĩa ẩn dụ ( nghĩa bóng ): nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. 
BÁNH TRÔI NƯỚC 
Bánh có màu trắng, được nặn thành viên tròn 
Bánh trôi nước 
Chè trôi nước 
Khi đun nước sôi để luộc, bánh chín thì sẽ nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống 
Nếu nhào bột nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng). 
	 1. Thân em như hạt mưa sa 
	Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. 
2. Thân em như tấm lụa đào 
	Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 
	 3. Thân em như giếng giữa đàng 
 Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. 
	4. Thân em như như hạt mưa rào 
	Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. 
	 5. Thân em như quế giữa rừng 
	Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. 
	 6. Thân em như củ ấu củ gai 
	Nửa trong thì trắng , nửa ngoài thì đen. 
	........................... 
	 	Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến họ sống lệ thuộc vào người khác: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử tức là lúc ở nhà thì cha bảo gì phải nghe đó, không được cãi nửa lời, khi lấy chồng thì phải theo chồng, cung phụng hầu hạ chồng bất kể người chồng đó đối xử với mình như thế nào, đến khi chồng mất, người phụ nữ vẫn không có cuộc sống riêng cho mình, mà phải sống dựa vào con cái. 
PCT nước Nguyễn Thị Doan 
PCT Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 
PCT nước Nguyễn Thị Bình 
Ghi nhớ : 
Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ “Bánh trôi nước” cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. 
Câu 1: “Bánh trôi nước” là tác phẩm của ai? 
A. Lí Thường Kiệt 
B. Đoàn Thị Điểm 
C. Hồ Xuân Hương 
 D. Trần Quang Khải 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 2: “Bánh trôi nước” được làm theo thể thơ gì? 
 A . Thất ngôn tứ tuyệt 
 B. Song thất lục bát 
 C. Ngũ ngôn tứ tuyệt 
 D. Lục bát 
Câu 3: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? 
 A. Vẻ đẹp hình thể 
 B. Vẻ đẹp tâm hồn 
 C. Số phận bất hạnh 
 D. Vẻ đẹp và số phận long đong 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
1. Học bài : 
 - Học thuộc bài thơ “Bánh trôi nước”. 
 - Nắm nghệ thuật, nội dung của bài thơ. 
 - Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) về thân phận người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước”. 
2. Soạn bài: “Quan hệ từ” 
 - Đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
 - Tìm và đặt câu với các cặp quan hệ từ mà em biết. 
DẶN DÒ: 
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em 
Tiết học đến đây kết thúc 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_phat_trien_nang_luc_van_ban_banh_tro.ppt