Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Lưu ý. Các bước nhận biết câu chủ động và câu bị động:

 - Xác định CN, VN (xác định xem câu có chủ thể và

đối tượng hoạt động hay không).

 - Xác định hoạt động (động từ) trong câu.

 - Xét quan hệ chủ ngữ với động từ:

 + Nếu CN là người, vật thực hiện hoạt động -> Câu chủ động.

 + Nếu CN là người, vật nhận hoạt động -> Câu bị động.

 + Các câu bị động đều có từ bị, được. Nhưng không

phải câu nào có từ được, bị đều là câu bị động.

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

 

pptx 23 trang cucpham 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 Phát triển năng lực - Bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết học 
Môn tiếng Việt lớp 7/3 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
H. Nêu công dụng của trạng ngữ? Đặt một câu có trạng ngữ. 
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. 
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn thêm mạch lạc.  
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
 THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
Tiếng Việt: 
I . Câu chủ động và câu bị động 
Ví dụ : 
Mọi người yêu mến em. 
Em được mọi người yêu. mến. 
- Con mèo vồ con chuột . 
XEM HÌNH. ĐẶT CÂU CHỦ ĐỘNG 
XEM HÌNH. ĐẶT CÂU CHỦ ĐỘNG: 
- Bà soi quả trứng. 
CCĐ: Mẹ cho em bé ăn. 
XEM HÌNH. ĐẶT CÂU CHỦ ĐỘNG 
I . Câu chủ động và câu bị động 
Ví dụ : 
Mọi người yêu mến em. 
Em được mọi người yêu. mến. 
- Con mèo vồ con chuột . 
-> Con chuột bị con mèo vồ . 
XEM HÌNH. ĐẶT CÂU: 
XEM HÌNH. ĐẶT CÂU: 
- Bà soi quả trứng. 
-> Qủa trứng được bà soi . 
BTN. Quan sát ví dụ: 
Cơm bị thiu. 
Nó được đi bơi. 
* Lưu ý . Các bước nhận biết câu chủ động và câu bị động: 
 - Xác định CN, VN ( xác định xem câu có chủ thể và 
đối tượng hoạt động hay không ). 
 - Xác định hoạt động ( động từ ) trong câu. 
 - Xét quan hệ chủ ngữ với động từ: 
 + Nếu CN là người, vật thực hiện hoạt động -> Câu chủ động. 
 + Nếu CN là người, vật nhận hoạt động -> Câu bị động. 
 + Các câu bị động đều có từ bị, được . Nhưng không 
phải câu nào có từ được, bị đều là câu bị động. 
H. Xác định câu chủ động, câu bị động? 
CCĐ 
CBĐ 
1. Con bò kéo xe. 
2. Nó bị tập thể phê bình. 
3. Đá được người ta chuyển lên xe. 
4. Nước lũ cuốn trôi nhà cửa. 
X 
X 
X 
X 
Bài tập nhanh: 
 Ghi nhớ/sgk 57 
  Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). 
  Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). 
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
- Cho đoạn trích sau: 
 “- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 
 Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay , tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.” 
 ( Theo Khánh Hoài) 
 - Em sẽ chọn câu (a ) hay câu (b) để điền vào chỗ có dấu () 
 a) Mọi người yêu mến em. 
 b) Em được mọi người yêu mến. 
 Cách 2: Chọn b) 
 	“- Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 
 	Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.” 
Tạo ra sự liên kết với các câu trong đoạn văn, làm cho đoạn văn này thêm mạch lạc 
 * Ghi nhớ/sgk 58: 
 Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động ) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất . 
III – LUYỆN TẬP 
H . Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy. 
 - “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hå ChÝ Minh) 
 - “ Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. 
 (Theo Hoài Thanh) 
Tác dụng: 
Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó. 
Tạo tính liên kết cho đoạn văn. 
 Viết một đoạn văn (từ 3 -> 5 câu) trong đó có chứa câu chủ động. 
	 Đoạn văn mẫu : 
	 	 Trong đợt thi đua v ừa qua lớp 7/3 đã có nhiều cố gắng trong các mặt hoạt động. Vì thế tập thể lớp đạt được rất nhiều thành tích. Ban giám hiệu đã biểu dương sự nỗ lực vượt bậc của lớp. 
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? 
A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. 
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. 
C. Thuyền bị gió làm lật. 
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. 
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? 
A. Mẹ đang nấu cơm. 
B. Lan được thầy giáo khen 
C. Trời mưa to quá. 
D. Trăng tròn rất đẹp. 
DẶN DÒ : 
	 1 . Học bài và làm bài. 
 	 2. Viết đoạn văn (3 đến 5 câu), chủ đề về rừng, có sử dụng câu chủ động và câu bị động. 
3. Soạn bài: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG 
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 
CÁC THẦYCÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_phat_trien_nang_luc_bai_chuyen_doi_c.pptx