Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Câu đặc biệt - Trường THCS Vàm Rầy

Giống nhau: Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ.
 * Khác nhau:

Câu rút gọn:

Về bản chất, câu rút gọn được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định thành phần rút gọn của câu, qua đó có thể khôi phục các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ.

Câu đặc biệt:

- Câu đặc biệt không được tạo ra theo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu.

 Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

 Câu đặc biệt thường được dùng để:

Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

Bộc lộ cảm xúc;

Gọi đáp.

 

ppt 18 trang cucpham 01/08/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Câu đặc biệt - Trường THCS Vàm Rầy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Câu đặc biệt - Trường THCS Vàm Rầy

Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài: Câu đặc biệt - Trường THCS Vàm Rầy
Ngữ văn 7 
Đoàn kết- Chăm ngoan- Học giỏi- 
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN HÒN ĐẤT 
TRƯỜNG THCS VÀM RẦY 
 KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO & CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN ! 
1 .Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? 
Mùa xuân đến rồi! 
Ngày mai, tôi đi chơi. 
Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
KIỂM TRA BÀI CŨ: 
2 . Có nên sử dụng câu rút gọn như trường hợp dưới đây không? 
 Thầy giáo gọi Nam lên kiểm tra bài cũ, Nam chần chừ không muốn lên. 
 - Thầy: Em có học bài không? 
 - Nam: Không. 
 Nam và các bạn đang chơi trên sân trường, bỗng trời đổ mưa. Nam kêu lên: 
 Mưa! 
 Nga bảo “ Mưa” là từ , Tùng lại bảo đó là câu . 
TÌNH HUỐNG : 
Tiếng Việt : 
 CÂU Đ Ặ C BI Ệ T 
	 Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. 
 (Khánh Hoài) 
 I. Thế nào là câu đặc biệt ? 
 A. Đó là câu bình thường có đủ chủ ngữ- vị ngữ. 
 B. Đó là câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ. 
 C. Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ. 	 	 
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau? 
 Nam và các bạn đang chơi trên sân trường, bỗng trời đổ mưa. Nam kêu lên: 
 Mưa! 
 Nga bảo “ Mưa” là từ , Tùng lại bảo đó là câu . 
TÌNH HUỐNG : 
 Hãy xác định câu đặc biệt, câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây ? 
	 a.	Mùa xuân. Mùa xuân đã về. 
 b. A hỏi B: 
 - A: Mùa đầu tiên trong năm gọi là gì? 
 - B: Mùa xuân. 
Thảo luận: 
Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa câu đặc biệt với câu rút gọn? 
 Câu đặc biệt 
 Câu rút gọn 
* Giống nhau : Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ. * Khác nhau : 
 Câu rút gọn: 
- Về bản chất, câu rút gọn được tạo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định thành phần rút gọn của câu, qua đó có thể khôi phục các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ. 
 Câu đặc biệt: 
- Câu đặc biệt không được tạo ra theo ra theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 
- Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu. 
 Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 
Ghi nhớ : 
 Trời. Đêm . Sấm . Chớp. 
TÁC DỤNG 
CÂU ĐẶC BIỆT 
Bộc lộ cảm xúc 
Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng 
Xác định thời gian, nơi chốn 
Gọi đáp 
a . Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) 
b. Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) 
c. “ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. (Khánh Hoài) 
d. An gào lên: 
- Sơn ! Em Sơn! Sơn ơi! 
- Chị An ơi! 
Sơn đã nhìn thấy chị. 
(Nguyễn Đình Thi) 
II. Tác dụng của câu đặc biệt 
 Câu đặc biệt thường được dùng để: 
Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; 
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; 
Bộc lộ cảm xúc; 
Gọi đáp. 
Ghi nhớ : 
1. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử. 
2. Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia. 
 Đọc và cho biết tác dụng của câu đặc biệt trong các ví dụ sau? 
 Xác định nơi chốn, thời gian... 
 Bộc lộ cảm xúc. 
III. Luyện tập 
Bài tập 1 . SGK T 29 
III. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 + Bài tập 2: 
 Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và nêu tác dụng của nó? 
Tổ 1: Câu a 
Tổ 2: Câu b 
Tổ 3: Câu c 
Tổ 4: Câu d 
-> Chú ý: + Một gạch câu rút gọn (Chỉ ra được thành phần bị rút gọn) 
 + Hai gạch câu đặc biệt 
Gợi ý: 
 - Hình thức : 
 + Ph ươ ng thức biểu đ ạt: Biểu cảm, miêu tả. 
 + Độ dài : 5 –> 8 câu 
 + Có sử dụng một vài câu đặc biệt. 
- Nội dung : Cảnh quê hương em. 
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn tả cảnh quê hương 
em, trong đó có một vài câu đặc biệt. 
 Bài tập 3 : 
 Ôi! Thật đẹp biết bao, quê hương tôi. Ở mỗi mùa, quê tôi đều có những nét đẹp riêng, không thể quên. Mùa xuân. Làng quê như một tấm thảm xanh khổng lồ, đẹp ngút ngàn tầm mắt. Mùa hè. Quê tôi là một bản nhạc được hòa tấu bởi lũ ve ẩn náu dưới cánh phượng già và tiếng nô đùa í ới gọi nhau của bọn trẻ. Dù ai đi đâu, về đâu, cũng sẽ không quên được hồn quê, điệu quê. Tôi cũng vậy, tôi yêu quê nhiều lắm. Quê ơi! 
- Học bài và làm hoàn chỉnh bài tập. 
-Soạn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận 
trong bài văn nghị luận. 
XIN CẢM ƠN QUÝ 
THẦY CÔ CÙNG CÁC EM 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_cau_dac_biet_truong_thcs_vam_ray.ppt