Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 7: Quan hệ từ - Sùng Thị Hiên

Từ “của” nào trong hai câu sau từ nào là quan hệ từ? Quan hệ từ đó liên kết bộ phận nào, biểu thị mối quan hệ gì?

a/ Nhà nó lắm của.

b/ Nhà của nó giàu lắm.

Từ “của” trong câu (a) là danh từ (chỉ của cải, tài sản)

Từ “của” trong câu (b) là quan hệ từ, liên kết hai từ của chủ ngữ, biểu thị

mối quan hệ sở hữu.

Lưu ý: Khi xác định quan hệ từ cần đặt từ đó vào trong văn cảnh và dựa vào chức năng ngữ pháp, ý nghĩa biểu thị của từ đó để tránh nhầm lẫn với các từ loại khác.

 

pptx 19 trang cucpham 30/07/2022 4240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 7: Quan hệ từ - Sùng Thị Hiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 7: Quan hệ từ - Sùng Thị Hiên

Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Bài 7: Quan hệ từ - Sùng Thị Hiên
Nhiệt liệt chào mừng 
quý thầy cô đến dự giờ ! 
MÔN 
	 NGỮ VĂN 
	 LỚP 7A1 
GIÁO VIÊN: SÙNG THỊ HIÊN 
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ XÃ 
GD 
XÍN MẦN 
? 
Việc sử dụng từ Hán Việt tạo những sắc thái biểu cảm nào? 
Cho một ví dụ và xác định sắc thái biểu cảm đó. 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính; 
 Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ; 
 Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa. 
Khu vườn nhà em rợp bóng cây và rộn ràng tiếng chim ca hót. 
Tuy trời mưa nhưng em vẫn đến trường đúng giờ. 
Làm việc ở nhà. 
Nó đến trường bằng xe đạp. 
 Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định các quan hệ từ trong những câu sau đây. Các quan hệ từ đó liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của ,mỗi quan hệ từ? 
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều . ( Khánh Hoài ) 
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. 
( Sơn Tinh, Thủy Tinh ). 
c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. ( Tô Hoài ). 
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. 
( Lý Lan) 
 Thảo luận nhóm ( 4 phút ). 
Nhóm 1 ý a. Nhóm 2 ý b. Nhóm 3+4 ý c. Nhóm 5+6 ý d. 
a, Của : Liên kết từ chúng tôi và đồ chơi. 
Biểu thị quan hệ sở hữu. 
b , Như : Liên kết từ hoa và người đẹp. 
Biểu thị quan hệ so sánh. 
c , Bởi . Nên : Nối 2 vế của câu ghép. 
Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. 
 Nhưng : Nối câu 1 với câu 2. 
Biểu thị quan hệ tương phản, đối lập. 
Và : Nối 2 cụm từ trong một vế câu. 
 biểu thị quan hệ đồng thời, liệt kê. 
Đáp án: 
 Mà : Nối hai cụm từ thường nhân lúc con ngủ và làm vài việc của riêng mình. Biểu thị quan hệ đồng thời. 
d. Của : Liên kết từ việc và riêng mình. 
ÑEÏP NHÖ TIEÂN 
BÀI TẬP NHANH 
Từ “ của” nào trong hai câu sau từ nào là quan hệ từ? Quan hệ từ đó liên kết bộ phận nào, biểu thị mối quan hệ gì? 
a / Nhà nó lắm của . 
b/ Nhà của nó giàu lắm. 
Lưu ý: Khi xác định quan hệ từ cần đặt từ đó vào trong văn cảnh và dựa vào chức năng ngữ pháp, ý nghĩa biểu thị của từ đó để tránh nhầm lẫn với các từ loại khác. 
Từ “ của ” trong câu (a) là danh từ (chỉ của cải, tài sản) 
Từ “ của ” trong câu (b) là quan hệ từ, liên kết hai từ của chủ ngữ, biểu thị mối quan hệ sở hữu. 
 * Bài tập 1 : Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau: 
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một 
 ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được . 
 Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một 
cái kẹo . Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi 
 môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo . 
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có, vì sao? 
a / Khuôn mặt của cô gái 
b / Lòng tin của nhân dân 
c / Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua 
d / Nó đến trường bằng xe đạp 
e / Giỏi về toán 
g / Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây 
h / Làm việc ở nhà 
i / Quyển sách đặt ở trên bàn 
Bài tập nhanh: 
Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu sau? 
Đây là thư Lan. 
Đây là thư của Lan gửi cho tôi. 
Đây là thư do Lan viết. 
Đây là thư gửi cho Lan. 
=> Vì vậy, việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu, không thể lược bỏ quan hệ từ một cách tuỳ tiện được.  
Trong những câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? 
a. Nó rất thân ái bạn bè. 
b. Nó rất thân ái với bạn bè. 
c. Bố mẹ rất lo lắng con. 
d. Bố mẹ rất lo lắng cho con. 
e. Mẹ thương yêu không nuông chiều con. 
Đ 
g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con. 
Đ 
Đ 
S 
S 
S 
BÀI TẬP 3/sgk 
Nếu trời mưa thì đường trơn. 
Vì các bạn còn xả rác nên trường chưa sạch đẹp. 
Sở dĩ mình học tiến bộ là vì bạn Lan tận tình giúp đỡ. 
Hễ trời mưa nhiều thì đường ngập nước. 
Tuy . 
nhưng. 
 * Bài tập 2 : 
Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: 
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở (1 )......... tôi như vậy. Thực ra, 
Tôi (2) ......... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi 
chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm (3) ....... nó. Buổi tối tôi thường 
vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi (4) ....... 
cái vẻ mặt đợi chờ đó. (5) ....... tôi lạnh lùng (6) ........ nó lảng đi . 
Tôi vui vẻ (7) ....... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt 
biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc . 
( Theo Nguyễn Thị Thu Huệ) 
 và 
với 
và 
với 
với 
Nếu 
thì 
Bài tập 4 : Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về trường em đang học trong đó có sử dụng 2 quan hệ từ (gạch chân và chỉ rõ loại quan hệ từ) 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Chuẩn bị tiếp theo : “ Chöõa loãi veà quan heä töø”: Traû lôøi caâu hoûi SGK. 
 + Caùc loãi thöôøng gaëp veà quan heä töø. 
 + Laøm baøi taäp. 
Hoàn thiện các bài tập vào vở. 
Học thuộc phần ghi nhớ. 
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 
THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_7_quan_he_tu_sung_thi_hien.pptx