Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 6: Đọc văn "Câu cá mùa thu"
Hai từ xanh ngắt còn xuất hiện trong những bài thơ còn lại trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến như màu sắc chủ đạo, em hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng 2 từ này.
THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
THU ẨM
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
Em hãy nhận xét về đường nét, màu sắc, âm thanh trong 6 câu thơ đầu.
Theo em, việc sử dụng những đường nét, màu sắc, âm thanh ấy có tác dụng gì trong việc miêu tả bức tranh thu?
Xuân Diệu đã từng nhận xét:“Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 6: Đọc văn "Câu cá mùa thu"
Trò chơi: Đuổi hình bắt chữ Luật chơi: Trên màn hình là 4 miếng ghép, mỗi miếng ghép là 1 gợi ý để hoàn chỉnh bức tranh lớn. Nhiệm vụ của các em là tìm ra ý nghĩa của từng miếng ghép cũng như của cả bức tranh lớn. Ý nghĩa mỗi miếng ghép hoặc bức tranh đều được thể hiện bởi một thông điệp hoặc một cụm từ hay một từ nào đó. Thời gian hoàn thành: 30 giây chiếu hình đối với 1 mảnh ghép. Nếu đoán đúng được 2 mảnh ghép , các em sẽ có quyền lựa chọn đoán nội dung chính của bức tranh lớn hoặc tiếp tục lật các mảnh ghép còn lại . Người trả lời đúng và nhanh nhất từ khóa thể hiện nội dung chính của bức tranh sẽ nhận được phần quà của cô. Lưu ý: Mỗi góc tranh chỉ được hé lộ 1 lần khi lật các mảnh ghép. 3 2 4 1 Cốm Đây là gì? 3 2 4 Hoa sữa Đây là gì? 3 1 4 Chủ đề của bài hát là gì? Rước đèn trung thu 2 1 4 Đây là quả gì? Quả ổi 3 1 2 Câu cá mùa thu _Nguyễn Khuyến_ Ngữ Văn 11 Tiết 6: I. Tiểu dẫn Tác giả 1.1. Cuộc đời: Em hãy nêu những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Khuyến. Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Khuyến là gì? 1.2. Sự nghiệp: Sự nghiệp thơ văn của ông có gì đặc biệt? Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) I. Tiểu dẫn 2. Tác phẩm Em hãy trao đổi theo nhóm đôi và trình bày những hiểu biết của nhóm về bài Thu điếu cũng như chùm 3 bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến. Gợi ý: Em có thể tìm các thông tin về hoàn cảnh sáng tác, thể loại và đề tài của Thu điếu cũng như chùm 3 bài thơ. II. Đọc hiểu văn bản Cảnh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ 1.1. Điểm nhìn Em hãy đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được thu vào từ điểm nhìn nào? Tác giả khái quát cảnh thu từ điểm nhìn ấy như thế nào? II. Đọc hiểu văn bản Cảnh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ 1.2. Cảnh thu Bức tranh thu đồng quê được hiện lên qua những hình ảnh thơ nào? Hãy tìm những từ ngữ em cho là đắt giá được sử dụng để miêu tả bức tranh ấy? Hai từ xanh ngắt còn xuất hiện trong những bài thơ còn lại trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến như màu sắc chủ đạo, em hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng 2 từ này. THU VỊNH Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. THU ẨM Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Em hãy nhận xét về đường nét, màu sắc, âm thanh trong 6 câu thơ đầu. Theo em, việc sử dụng những đường nét, màu sắc, âm thanh ấy có tác dụng gì trong việc miêu tả bức tranh thu? Xuân Diệu đã từng nhận xét:“Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để vẽ nên bức tranh mùa thu vùng quê Bắc Bộ? II. Đọc hiểu văn bản 2. Cảm hứng và tấm lòng của thi nhân Qua 6 câu thơ đầu, em có nhận xét gì về tâm trạng nhà thơ? Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Gam màu xanh (gam lạnh) Cái lạnh của tâm hồn nhà thơ Cái lạnh lan tỏa ra cảnh vật Ngõ trúc, khách vắng teo Sự heo hút của những con đường Trúc ~ người quân tử Nguyễn Khuyến nói về chính mình: Lui về ở ẩn. => Nhấn mạnh sự cô đơn của thi nhân => Tâm trạng u hoài, gợn buồn, thêm chút lạc lõng Qua 2 câu thơ cuối, em hãy cho biết chủ thể trữ tình hiện lên qua hành động gì? Con người trực tiếp xuất hiện qua hành động: Tựa gối, buông cần Tâm thế nhàn nhã, không để tâm đến việc câu cá mà đang suy ngẫm về sự đời - Hoàn cảnh của đất nước: mất vào tay giặc. III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập Từ bài Thu điếu, vận dụng, liên hệ sự tương đồng giữa câu thơ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo để phân tích tác dụng của việc sử dụng số từ trong câu thơ Năm gian nhà cỏ thấp le te trong bài Thu ẩm .
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_6_doc_van_cau_ca_mua_thu.pptx