Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 81: Văn bản "Truyện Kiều"

Cuộc đời:

Quê hương, gia đình

a. Quê hương

- Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt.

- Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan Họ.

- Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa.

- Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long – Hà Nội, ngàn năm văn hiến.

b. Gia đình

- Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học.

- Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê – Trịnh; Anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham Tụng.)

Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận tinh hoa truyền thống của nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật.

 2. Thời đại, xã hội

- Xã hội phong kiến Việt Nam: cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có những biến cố lịch sử dữ dội, nhiều phen thay đổi sơn hà

+ Sự thối nát của xã hội phong kiến: Vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”

+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung.

+ Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn.

 

ppt 27 trang cucpham 28/07/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 81: Văn bản "Truyện Kiều"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 81: Văn bản "Truyện Kiều"

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 81: Văn bản "Truyện Kiều"
Truyện Kiều 
PhÇn I: 
 T¸c gi¶ NguyÔn Du 
Tiết 81 
Nhóm 1 
Nhóm 2 
Nhóm 3 
Quê hương, gia đình Nguyễn Du có ảnh hưởng như thể nào đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? 
Thời đại có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Nguyễn Du? 
Các sự kiện về bản thân Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông? 
Thảo luận nhóm (10 phút) 
I. Cuộc đời: 
1.Quê hương, gia đình 
a. Quê hương 
- Quê cha: Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh tuy nghèo nhưng là mảnh đất địa linh nhân kiệt. 
- Quê mẹ: Vùng Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan Họ. 
- Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình, giàu truyền thống văn hóa. 
- Sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long – Hà Nội, ngàn năm văn hiến. 
b. Gia đình 
- Dòng họ Tiên Điền: Có 2 truyền thống là khoa bảng và văn hóa, văn học. 
- Gia đình: Quan lại (Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều đình Lê – Trịnh; Anh là Nguyễn Khản, từng làm quan tới chức Tham Tụng.) 
 Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận tinh hoa truyền thống của nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. 
Dân ca quan họ Bắc Ninh với những câu hát mượt mà đã bồi đắp cho hồn thơ Nguyễn Du thêm ngọt ngào, ấm áp, say đắm lòng người 
Dân gian con lưu truyền câu ca về dòng họ Tiên Điền: 
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây. 
Sông Rum hết nước, họ này hết quan” 
Khu lưu niệm Nguyễn Du có tổng diện tích khoảng 28562m 2 thuộc địa bàn thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh 
CỔNG VÀO KHU TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ NGUYỄN DU 
NHÀ TƯỞNG NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU 
Bia tưởng niệm Nguyễn Du 
Mộ đại thi hào Nguyễn Du 
 2. Thời đại, xã hội 
- Xã hội phong kiến Việt Nam: cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có những biến cố lịch sử dữ dội, nhiều phen thay đổi sơn hà 
+ Sự thối nát của xã hội phong kiến: Vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà” 
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn: Trận đại phá quân Thanh vang dội và vận mệnh rạng rỡ ngắn ngủi của triều đại Quang Trung. 
+ Công cuộc Trung hưng của nhà Nguyễn. 
Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 
(Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.) 
Chiến thuyền Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. 
 2. Thời đại, xã hội 
 Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. Ông được tận mắt chứng kiến sự xa hoa của giai cấp phong kiến và thân phận con người. Điều đó đã được ghi lại trong các sáng tác của ông. 
3. Bản thân 
a. Thời thơ ấu và niên thiếu. 
- Sống tại Thăng Long trong một gia đình quý tộc quyền quý. 
- 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống với anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. 
 Cuộc sống sung túc, hào hoa tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Du trau dồi học vấn, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến. Đồng cảm, thấu hiểu cho thân phận những người ca nhi, kỹ nữ 
b. Trước khi ra làm quan cho triều Nguyễn 
- 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách ngôn ngữ sáng tác bằng chữ Nôm và hiểu được cuộc sống của người dân lao động. 
c. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn 
- 1802 ra làm quan cho nhà Nguyễn. Làm Tri huyện Phù Dung, sau đổi sang Tri phủ Thường Tín. 
- 1813, được thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. 
- 1820, được cử đi sứ Trung Quốc lần 2, chưa đi thì mất 
 Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người. 
- 1965, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và kỷ niệm 200 năm năm sinh của ông. 
V ă n tự 
Tên tác phẩm 
hoàn cảnh sáng tác 
Thể loại 
Ch÷ H¸n 
(249 
bài) 
*Thanh Hiên thi tập 
*Nam trung tạp ngâm 
*Bắc hành tạp lục 
- Tr ước khi ra làm quan nhà Nguyễn 
- Làm quan ở Huế,Quảng Bình , Hà Tĩnh. 
- Trong chuyến đ i sứ TrungQuốc 
Th ơ 
Ch÷ N«m 
*Truyện Kiều 
*V ă n chiêu hồn 
hoàn thiện khi làm quan nhà Nguyễn 
_ Truyện th ơ 
_V ă n tế 
II.S ự nghiệp v ă n học: 
1. Các sáng tác chính: 
Sáng tác bằng chữ Hán: Sưu tầm được 249 bài 
Sáng tác bằng chữ Nôm 
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,Ngẩn ngơ khi trở về già,Đâu chồng con tá biết là cậy ai? 
Sống đã chịu một đời phiền nãoThác lại nhờ hớp cháo lá đa,Đau đớn thay phận đàn bà,Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? 
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.Lấy ai bồng bế vào ra,U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng . 
II. S ự nghiệp v ă n học: 
1.Các sáng tác chính: 
2.Một vài đặc đ iểm về nội dung và nghệ thuật: 
2.1 Về nội dung: 
Một trái tim nhân đạo sâu s ắc 
Đề cao Tình 
- Tình cảm chân thành dành cho con người đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh và người phụ nữ. (Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí...) 
- Những triết lý về cuộc đời và con người có sức khái quát cao và thấm đẫm cảm xúc 
- Tố cáo xã hội phong kiến thối nát chà đạp lên quyền sống của con người đặc biệt là người phụ nữ. 
- Đòi hỏi xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần (nghệ thuật, thi ca...) và chủ nhân sáng tạo ra những giá trị tinh thần ấy. 
2.Một vài đặc đ iểm về nội dung và nghệ thuật: 
2.1 Về nội dung 
II. S ự nghiệp v ă n học: 
1.Các sáng tác chính: 
2. Một vài đặc đ iểm về nội dung và nghệ thuật: 
2.1 Về nội dung: 
2.2.Về nghệ thuật: 
Thành công trong nhiều thể loại thơ ca Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành. 
Sử dụng thành thạo và đưa thơ lục bát đạt đến đỉnh cao. 
Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán. 
- Vận dụng sáng tạo, thành công lời ăn tiếng nói dân gian. Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt. 
III. K ết luận: 
* 
Nguyễn Du là một tập đại thành của nền văn học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành nhà phân tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới. 
Bài tập 1: Qua bài học, em hãy viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du? 
Bài tập 2: Nguyễn Du có đóng góp to lớn trong việc làm tinh tế ngôn ngữ tiếng việt và việt hóa các yếu tố ngoại nhập của Nguyễn Du. Nhưng hiện nay hiện tượng một bộ phận giới trẻ sử dụng tràn lan các yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập, làm vẩn đục Tiếng Việt. Em có suy nghĩ gì về điều này ? 
LUYỆN TẬP 
Củng cố 
Câu 1 : Thời niên thiếu Nguyễn Du sống ở đâu ? 
a. Thái Bình 
b. Thăng Long 
c. Hà Tĩnh 
d. Bắc Giang 
2. Sáng tác của Nguyễn Du viết bằng những văn tự nào ? 
a. Chữ Hán 
b. Chữ Nôm 
c. Chữ quốc ngữ 
d. Chữ Hán, chữ Nôm 
3. Nguyễn Du được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm nào ? 
a. 1965 
b. 1985 
c. 1990. 
d. 1963 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_81_van_ban_truyen_kieu.ppt