Bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

CÁC Ý KIẾN

Nhóm 2: Hà Nam - Điện Biên

Xây dựng ma trận đề, đề, đáp án, dựa trên ma trận

Kết hợp linh hoạt TNKQ và TL

Khó khăn: Ra đề ntn để phát triển NL của HS

Kiểm tra đọc hiểu: chưa mạnh dạn dùng ngữ liệu bên ngoài, thường là ngữ liệu trong CT

Lựa chọn ngữ liệu tương đương cũng là vấn đề khó khăn (thời gian, tư liệu, )

Nhóm 4: Quảng Nam - Hòa Bình

Ma trận trong TL chưa có sự thống nhất so với ma trận sáng nay được giới thiệu

Phân biệt các mức độ (thông hiểu, vận dụng)

Đề tham khảo có tính tổng hợp, khi KT 15 phút hay 1 tiết nên vận dụng ntn?

Q Nam đâng sử dụng đề có 20% TNKQ sau tập huấn có nên thay đổi không?

Trong tiết kiểm tra Văn 1 tiết nên lấy ngữ liệu trong CT hay ngoài CT? Kiểm tra TV cũng có câu hỏi tương tự?

 

ppt 56 trang cucpham 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

Bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
DANH SÁCH CÁC NHÓM 
1. Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi 
2. Hà Nam - Điện Biên 
3. Nghệ An - Thanh Hóa 
4. Quảng Nam - Hòa Bình 
DANH SÁCH CÁC NHÓM 
5. Ninh Bình - Đà Nẵng 
6. Sơn La - Quảng Bình 
7. Quảng Trị - Hà Tĩnh - Nam Định 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 2: Hà Nam - Điện Biên 
Xây dựng ma trận đề, đề, đáp án, dựa trên ma trận 
Kết hợp linh hoạt TNKQ và TL 
Khó khăn: Ra đề ntn để phát triển NL của HS 
Kiểm tra đọc hiểu: chưa mạnh dạn dùng ngữ liệu bên ngoài, thường là ngữ liệu trong CT 
Lựa chọn ngữ liệu tương đương cũng là vấn đề khó khăn (thời gian, tư liệu,) 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 4: Quảng Nam - Hòa Bình 
Ma trận trong TL chưa có sự thống nhất so với ma trận sáng nay được giới thiệu 
Phân biệt các mức độ (thông hiểu, vận dụng) 
Đề tham khảo có tính tổng hợp, khi KT 15 phút hay 1 tiết nên vận dụng ntn? 
Q Nam đâng sử dụng đề có 20% TNKQ sau tập huấn có nên thay đổi không? 
Trong tiết kiểm tra Văn 1 tiết nên lấy ngữ liệu trong CT hay ngoài CT? Kiểm tra TV cũng có câu hỏi tương tự? 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 6: Quảng Bình – Sơn La 
Đã xây dựng ma trận để thiết kế đề 
Ra đề TNKQ có một số năm đã thực hiện nhưng hiện nay bài KT 1 tiết trở nên không dùng TNKQ. 
 Băn khoăn khi xây dựng những CH vận dụng cao (kết nối với thực tiễn) 
Vấn đề chuẩn hóa câu hỏi? 
Một số vấn đề băn khoăn trong tài liệu: cuối trang 37 (nội dung chính được đề cập trong VB) – là thông hiểu chứ không phải NB. 
CÁC Ý KIẾN 
Đề thể hiện trang 63 lại xếp CH ở mức thông hiểu? Có mâu thuẫn? 
Trang 109: nên đổi vị trí câu hỏi để phù hợp 
Một số câu hỏi đang lẫn giữa các mức độ nhận biết, thông hiểu: Trang 115, 122 
Hướng dẫn chấm của một số đề vẫn chưa thống nhất 
Quảng Bình ít khi yêu cầu GV lập MT, quy định: số lượng câu, các mức độ của câu hỏi 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 1: Quảng Ngãi – Thừa Thiên Huế 
Biết và thực hiện ma trận đề 
Không sử dụng hình thức TNKQ 
Có thể lấy ngữ liệu bên ngoài và trong CT, chú trọng tới những nội dung đã xác định 
4 mức trong ma trận chỉ trải đều ở các đề tổng hợp 
Trong KT định kì, không yêu cầu vận dụng cao (vì chỉ viết bài văn) 
Có yêu cầu rải đều ra các mức độ trong ma trận với mỗi câu hỏi không 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 2: Thanh Hóa – Nghệ An 
- Xin TL buổi sáng 
- Đã xây dựng ma trận đề 
TL trang 57: mức độ NB – TH chiếm 20%; còn lại vận dụng và vận dụng cao là 8 điểm nên cụ thể trong ma trận 
Đáp án phần tự luận: Không nên gò quá sẽ khó cho HS 
Đã sử dụng ngữ liệu bên ngoài CT 
Đã xây dựng đề kiểm tra theo đúng quy trình 
Xây dựng hướng dẫn chấm, cách nói như vậy đã đầy đủ chưa? 
CÁC Ý KIẾN 
Nhóm 5: Ninh Bình - Đà Nẵng 
Đa số GV đã thực hiện xây dựng ma trận 
Chuẩn hóa đề và chuẩn hóa câu hỏi 
Nhóm 7: Quảng Trị - Hà Tĩnh - Nam Định 
Xây dựng ma trận với đề KT 1 tiết trở lên, chỉ sử dụng tự luận 
Trong 4 mức độ: tỉ lệ này có quy định 20%-80%; 30% -70% hay không? Hay tùy thuộc vào nội dung, mục đích kiểm tra, đối tượng HS? 
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 
1. Một số vấn đề về KTĐG theo định hướng phát triển NL 
2. Xây dựng câu hỏi đánh giá NL tiếp nhận VB (đọc hiểu) của HS 
3. Xây dựng câu hỏi đánh giá NL tạo lập VB (viết) của HS 
4. Xây dựng đề kiểm tra ĐGNL trong môn Ngữ Văn 
SẢN PHẨM CỦA ĐỢT TẬP HUẤN 
1. Hệ thống câu hỏi TNKQ đánh giá NL đọc hiểu của HS (khoảng 10 câu/nhóm) 
2. Hệ thống câu hỏi trả lời ngắn đánh giá NL đọc hiểu của HS (khoảng 10 câu/nhóm) 
3. Hệ thống câu hỏi đánh giá NL viết của HS (khoảng 1-2 câu/nhóm) 
4. Một đề kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn theo định hướng phát triển NL 
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 
 (Chương trình GDPT tổng thể) 
Năng 
lực 
Bernd Meier , 
John Erpenbeck, 
Weinert , 
OECD, 
Québec educational Curriculum, 
Đỗ Ngọc Thống, 
Nguyễn Công Khanh, Đinh Quang Báo, 
Vũ Dũng 
Từ điển Giáo dục học, 
Ngoài nước 
Trong nước 
CÁC THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC 
Kiến thức/hiểu - lí thuyết 
Kĩ năng/làm - thực hành 
Thái độ/ứng xử - thể hiện 
Giải quyết một vấn đề trong HT/ cuộc sống 
NĂNG LỰC 
Khả năng vận dụng KT, KN để GQ một vấn đề trong HT/CS 
Gắn với bối cảnh/tình huống thực/hoặc giả định 
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NL 
KIẾN THỨC 
.... 
KĨ NĂNG, NĂNG LỰC 
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN 
Nội dung đánh giá mang tính tổng hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn . 
 Đảm bảo sự phân hóa chính xác NL của người học 
Sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá , chú ý tới ĐG quá trình 
Chú trọng phát triển một số năng lực môn học (vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt vào quá trình đọc viết, nói và nghe; năng lực thẩm mĩ) và một số năng lực chung. 
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN 
5 ) Quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và khả năng của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình học tập. 
6 ) Việc KTĐG hướng tới khả năng làm phong phú và mở rộng hiểu biết về cuộc sống, kiểm soát những nội dung học tập để tham gia vào xã hội trên các mặt văn hóa, khoa học  
7 ) Tạo điều kiện để HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau) 
CÁC DẠNG CÂU HỎI CHỦ YẾU SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ NL ĐỌC HIỂU CỦA HS 
1. Câu hỏi nhiều lựa chọn dạng đơn giản 
2. Câu hỏi Có - Không, Đúng – Sai dạng phức hợp 
3. Câu hỏi điền khuyết 
4. Câu hỏi ghép đôi 
5. Câu hỏi trả lời ngắn 
Câu hỏi nhiều lựa chọn dạng đơn giản  
Thường có 4 phương án 
HS cần lựa chọn một phương án đúng duy nhất 
Thường đặt ra yêu cầu thu thập TT hoặc kết nối, phân tích thông tin (biết/hiểu) 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN DẠNG ĐƠN GIẢN  
Một đáp án đúng duy nhất 
Các phương án nhiễu tương đương về độ dài, cấu trúc, không lộ câu trả lời 
Tránh làm khó HS một cách không cần thiết 
VÍ DỤ VỀ CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN DẠNG ĐƠN GIẢN 
Ý nghĩa của từ “ học chay” được sử dụng trong câu sau là gì? 
“Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng" , nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề .” 
A . Học nhiều, học quá mức cần thiết 
B . Học ít, chưa đáp ứng được so với yêu cầu 
C . Học lí thuyết suông mà không có thực hành* 
D . Học thuộc lòng mà không hiểu cặn kẽ 
Câu hỏi đúng-sai dạng phức hợp 
Câu hỏi dạng lựa chọn có/không; đúng/sai; đề cập/không đề cập, 
Có nhiều phương án được lựa chọn theo yêu cầu 
Thường đặt ra yêu cầu kết nối, tích hợp, phân tích thông tin trong VB 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐÚNG – SAI DẠNG PHỨC HỢP  
Các phương án có sự liên kết/cùng hướng tới một vấn đề quan trọng; 
Không quá chênh lệch về độ dài 
Có sự tương đương trong cách diễn đạt 
Những nhận xét sau nói về nét đặc sắc của nghệ thuật kí được thể hiện trong đoạn trích. Điều đó đúng hay sai? Khoanh tròn vào mỗi trường hợp.   
Nhận xét 
 1 
 Các sự việc được tái hiện tường minh, logic theo diễn biến thời gian nên dễ theo dõi. 
Đ 
S 
2 
Chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật tôi, 
đó thấy được tình quê hương bền chặt. 
Đ 
S 
3 
Cảm xúc cá nhân được biểu lộ chân thành, đúng mực thể hiện tính khách quan. 
Đ 
S 
4 
Giọng văn bình dị, gần gũi tạo cho người đọc cảm giác thân thiết, nhẹ nhàng mà lắng sâu. 
Đ 
S 
CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT 
Thường là câu khẳng định với một hay nhiều chỗ trống để học sinh phải điền bằng từ, cụm từ thích hợp. 
Phải đảm bảo mỗi chỗ trống chỉ có thể điền một từ hay một cụm từ . 
Từ cần điền nên là từ có ý nghĩa nhất trong câu để kích thích suy nghĩ tìm tòi của học sinh. 
VÍ DỤ VỀ CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT 
Tìm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống 
 ( ) trong câu sau: 
 Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các phép tu từ ( ) ( ) để thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả trước âm thanh tiếng gà trưa. 
CÂU HỎI GHÉP ĐÔI 
 Thường gồm hai cột thông tin, mỗi cột gồm các từ, cụm từ , hoặc câu; có thể một cột là những câu hỏi một cột là những câu trả lời. 
Yêu cầu ghép / nối một yếu tố ở cột này với một yếu tố ở cột kia để có được một khẳng định đúng . 
Nên tạo ra sự không tương đương về số lượng thông tin ở hai cột để tránh tình trạng học sinh không cần suy nghĩ cũng nối đúng. 
VÍ DỤ VỀ CÂU HỎI GHÉP ĐÔI 
Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên những giải thích phù hợp. 
1. Lanh lảnh 
a) có ánh sáng phản chiếu trên mặt trong suốt, tạo vẻ sinh động. 
2. Long lanh 
b) âm thanh cao và trong phát ra với nhịp độ mau 
3. Trầm bổng 
c) âm thanh lúc lên cao lúc xuống thấp tạo sự du dương 
4. Lấp lánh 
CÂU TRẢ LỜI NGẮN 
HS phải viết câu trả lời dựa trên yêu cầu của câu hỏi 
Câu trả lời đóng: được giới hạn rõ/có một đáp án, thể hiện cách hiểu chính xác về VB 
Câu trả lời mở: có phương án trả lời khác nhau, thể hiện quan điểm, suy nghĩ riêng 
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU 
Thành tố 
Chỉ số hành vi 
1. Thu thập/chiết xuất thông tin từ văn bản 
Nhận diện, mô tả, chiết xuất được thông tin đã có trong VB khi được yêu cầu (Nhận biết) 
----------------------------------------------------------- 
VD: 
- Nêu thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, 
- Chỉ ra nghĩa từ ngữ , biện pháp tu từ, 
- Chỉ ra chủ đề, nhân vật, phương thức biểu đạt, 
- Tìm thông tin theo yêu cầu, 
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỌC HIỂU 
Mức 2: Thông hiểu 
Về tác giả: Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với sự ra đời của VB /của nhân vật/của tư tưởng tác giả ... 
Về văn bản: 
+ Diễn đạt / mô tả lại nội dung của VB bằng ngôn ngữ của mình. 
+ Khái quát chủ đề hoặc nội dung chính của đoạn trích/ VB . 
+ Kết nối các thông tin từ những từ ngữ, bối cảnh trong VB để xác định được các ý tưởng, nội dung quan trọng của đoạn trích/ VB 
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỌC HIỂU 
Mức 2: Thông hiểu (tiếp) 
+ Sắp xếp, phân loại được thông tin trong đoạn trích/ VB . 
+ Đối chiếu, phân tích mối quan hệ giữa các thông tin để lí giải nội dung, ý nghĩa, thông điệp của đoạn trích/ VB . 
+ Chỉ ra giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thông tin có trong đoạn trích/ VB . 
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỌC HIỂU 
Mức 3: Vận dụng 
Về tác giả: Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lí giải một khía cạnh tiêu biểu thuộc giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của một / một số đoạn trích/ VB . 
 Về văn bản : 
+ Nhận xét, đánh giá giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của một / một số đoạn trích/ VB (bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ , kết nối giữa nội dung ý nghĩa của đoạn trích/ VB với thực tiễn cuộc sống, với những quan niệm, hiểu biết về thế giới xung quanh ). 
+ Sử dụng thông tin trong một /một số đoạn trích/ VB , thông tin từ các nguồn khác và kinh nghiệm bản thân để giải quyết các vấn đề giả định, tương tự như các vấn đề được gợi ra từ đoạn trích/ VB . 
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ ĐỌC HIỂU 
Mức 4: Vận dụng cao 
Về tác giả: So sánh, bình luận về những nét nổi bật thuộc phong cách của các tác giả 
Về văn bản : 
+ Suy luận các thông tin, đánh giá sâu về ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của một hoặc một số đoạn trích/văn bản; xử lí những tình huống mới có liên quan nhưng khác với tình huống gợi ra trong đoạn trích/ văn bản. 
+ So sánh, đánh giá phê bình văn bản phức hợp với chủ đề không quen thuộc, nhận ra được sự đa nghĩa, hàm ý trong văn bản mới. 
VÍ DỤ VỀ CÂU TRẢ LỜI NGẮN 
1 . Em có nghĩ rằng việc vị quan tòa tuyên CÙNG một hình phạt cho các tội phạm là công bằng hay không? Giải thích câu trả lời, đề cập tới điểm giống và khác nhau giữa ba trường hợp trong câu chuyện . 
2. Em thích lời giới thiệu nào cho cuốn sách “Cây chuối non đi giày xanh” của Nguyễn Nhật Ánh? Hãy giải thích câu trả lời của em. 
3. Hiện nay, vẫn còn một số người phụ nữ gặp những đau khổ, bất hạnh trong tình duyên và hôn nhân như nhân vật Vũ Nương. Hãy nói về một minh chứng cụ thể . 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
HS đánh giá sự công bằng hay không công bằng của các hình phạt với mỗi trường hợp, xét cụ thể về sự khác biệt hoặc tương đồng của các hành vi phạm tội, cho thấy sự hiểu biết đúng về các tội ác; đưa ra lập luận thuyết phục để bảo vệ q. điểm 
1,0 
HS đánh giá sự công bằng hay không công bằng của các hình phạt với mỗi trường hợp, nêu được sự khác biệt hoặc tương đồng của các hành vi phạm tội, cho thấy sự hiểu biết đúng về các tội ác; đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm 
0,5 
- Câu trả lời chung chung, mơ hồ/có đưa quan điểm nhưng chưa ĐG, chưa bảo vệ được quan điểm/trả lời sai/không trả lời 
0,0 
VÍ DỤ VỀ CÂU TRẢ LỜI 
Không , cố tình chiếm đoạt vợ người khác là một tội ác nghiêm trọng so với ăn cắp tiền hoặc cướp ngựa. 
Cả ba tên tội phạm đều cố tình lừa người khác và nói dối, do đó họ đều bị phạt giống nhau. 
Điều này rất khó nói. Nông dân, người bán dầu và kẻ ăn mày đều cố tình trộm cắp. Nói cách khác, những thứ họ lấy đều không có giá trị ngang bằng nhau. 
T ất cả họ đều nói dối vì vậy việc tuyên cùng một hình phạt là công bằng. 
NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU 
Bao gồm cả văn bản thông tin (phi hư cấu) và văn bản văn học (hư cấu), những hình ảnh như sơ đồ, bản đồ, bảng biểu, đồ thị, truyện tranh có chú thích. 
Định dạng văn bản: văn bản liên tục, văn bản không liên tục, văn bản tổng hợp và đa phương tiện . 
Phương thức biểu đạt: văn bản miêu tả, văn bản tường thuật, văn bản trình bày (thuyết minh), văn bản tranh luận (nghị luận), văn bản hướng dẫn và giao dịch. 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỰA CHỌN NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU 
Có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc 
Tìm từ những nguồn rõ ràng, có độ tin cậy cao (sách, báo, tạp chí,) 
Đa d ạng về thể loại: bảng, biểu đồ , các tác phẩm văn học (văn bản hư cấu), các văn bản thông tin (phi hư cấu), văn bản hành chính, 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LỰA CHỌN NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU 
4) Ngôn ngữ, văn hóa phù hợp với đối tượng HS 
5) Giàu thông tin và thú vị 
6) Thử thách vừa phải (không quá dễ/quá khó; phù hợp với HS về lứa tuổi, đặc trưng vùng miền), mang lại sự công bằng cho HS 
7) Tạo cơ hội để người thiết kế đề có nhiều lựa chọn khi biên soạn câu hỏi 
NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN KHI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1) Thu thập thông tin từ văn bản 
2) Thể hiện sự hiểu biết chung/cơ bản về văn bản 
3) Giải thích về văn bản (kết nối và giải thích/suy luận thông tin đã đọc) 
4) Phản ánh và đánh giá về nội dung của văn bản 
5) Phản ánh và đánh giá về hình thức của văn bản. 
 tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Ma trận đề là bản mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là một bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề thi. 
Chuẩn KT-KN được thể hiện trong các ô của ma trận, dựa vào số lượng các chuẩn có thể xem xét mức độ cân đối giữa kiến thức và kĩ năng trong đề. 
Dựa vào tỉ lệ các mức độ nhận thức trong ma trận có thể đánh giá được mức độ khó / dễ của đề, đảm bảo được mức độ phân hóa của HS 
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Thao tác 1. Lựa chọn các nội dung cần đánh giá (chuẩn KT quan trọng, có khả năng ứng dụng cao vào TT,...) 
Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy (hạn chế chuẩn thấp/nhận biết, tái hiện) 
Thao tác 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề/nội dung (dựa vào mục đích KT, tính chất quan trọng của chuẩn,...). 
Thao tác 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra 
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Thao tác 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ % 
Thao tác 6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng 
Thao tác 7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột 
Thao tác 8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột 
Thao tác 9. Đánh giá lại ma trận (thẩm định) và chỉnh sửa, hoàn thiện. 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ MA TRẬN 
1) Là một bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề thi. Từ một ma trận sẽ xây dựng được n đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương 
2) Chuẩn KT-KN được thể hiện trong các ô của ma trận ở độ khó cao nhất 
3) Khi xác định chuẩn KT-KN phải sử dụng chính xác các động từ thể hiện mức độ nhận thức/kĩ năng cần đánh giá ở HS theo thang đánh giá 4 mức hiện nay 
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ MA TRẬN 
4) Chuẩn cần đánh giá nên là chuẩn cốt lõi, quan trọng của chương trình. 
5) Ma trận phải thể hiện được sự hợp lí về định hướng xây dựng đề kiểm tra qua số lượng câu hỏi, tỉ lệ điểm, độ khó của đề trong mối tương quan với đối tượng HS, điều kiện thực hiện. 
6) Thuận lợi nhất có thể để giúp GV xây dựng được những đề kiểm tra chất lượng. 
NHỮNG KHÍA CẠNH CẦN CHÚ Ý KHI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TẠO LẬP VB 
1) Nội dung trọng tâm của văn bản 
2) Phương thức biểu đạt 
3) Quan điểm, tư tưởng thể hiện trong văn bản 
4) Tổ chức kết cấu văn bản (bố cục, hệ thống ý) 
5) Diễn đạt, dùng từ, viết chữ trong văn bản 
6) Nỗ lực hoàn thành văn bản (sử dụng các nguồn lực: thời gian, phương tiện hỗ trợ, khả năng) 
7) Sáng tạo (phong cách viết, các phép tu từ,) 
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM BẰNG RUBRIC 
 Rubric là một công cụ có thể dùng trong đánh giá kết quả học tập của HS, được thể hiện bằng bảng miêu tả các tiêu chí cụ thể theo những cấp độ khác nhau dựa trên mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. 
 Rubric: Bảng hệ thống những yêu cầu cần đạt (nội dung kiến thức thể hiện trong bài viết, kĩ năng tạo lập bài viết, tính sáng tạo thể hiện trong bài viết) với các tiêu chí khác nhau ở từng mức độ căn cứ vào mục tiêu mà GV đặt ra. 
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT CỦA HS VỚI RUBRIC 
Tính ưu việt của Rubric thể hiện ở chỗ cùng một lúc có thể vừa cho điểm, vừa xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập . 
Trong ĐG năng lực TLVB của HS ở môn Ngữ văn thường sử dụng một trong hai loại Rubric: định tính hoặc định lượng 
MÔ HÌNH RUBRIC ĐỊNH TÍNH 
Mô hình Rubric định tính, đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS có thể được thiết kế thành hai cột: 
Cột thứ nhất ghi mức độ điểm số mà HS đạt được 
Cột thứ 2 mô tả các tiêu chí ở mỗi mức điểm (những tiêu chí này thể hiện các yêu cầu cần đạt của bài viết mà GV đặt ra với HS). 
Khung mô hình Rubric định tính 
Điểm 
Mô tả 
Điểm 10 – 9 
Điểm 8 - 7 
Điểm  
. 
MÔ HÌNH RUBRIC ĐỊNH LƯỢNG 
Mô hình Rubric định lượng, đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS có thể được thiết kế thành nhiều cột: 
 + Cột thứ nhất ghi nội dung chính của các điểm thành phần 
 + Những cột tiếp theo mô tả cụ thể tiêu chí cần đạt mà GV đặt ra tương ứng với từng mức điểm. 
 Những mức điểm này nên xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp theo kiểu bậc thang để thuận tiện cho GV khi đánh giá . 
(Tham khảo TL Tập huấn) 
CÁC NHÓM THỰC HÀNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP/ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
Sản phẩm gồm: ma trận, đề kiểm tra/thi, hướng dẫn chấm bằng Rubric 
Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm khác trao đổi, nhận xét 
xaydungmatrancualo42018@gmail.com 
PASS: cualo42018 
Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_trong_mon_ngu_van_theo_d.ppt