Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Dùng cụm chủ vị mở rộng câu - Vũ Minh Phương

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Về kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ - vị mở rộng câu.

Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu và các phép biến đổi câu.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu và các phép biến đổi câu.

Về thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt, hiệu quả các đơn vị kiến thức này để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Khái niệm

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

 

pptx 58 trang cucpham 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Dùng cụm chủ vị mở rộng câu - Vũ Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Dùng cụm chủ vị mở rộng câu - Vũ Minh Phương

Bài giảng dạy học trên truyền hình Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Dùng cụm chủ vị mở rộng câu - Vũ Minh Phương
DẠY HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH 
NGỮ VĂN 7 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
Kiến thức tiếng Việt lớp 7 
Các kiểu câu đơn 
Các phép biến đổi câu 
Các phép tu từ cú pháp 
Các dấu câu 
Phân loại theo mục đích nói 
Phân loại theo cấu tạo 
Thêm, bớt thành phần câu 
Chuyển đổi kiểu câu: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
Điệp ngữ 
Liệt kê 
Dấu chấm 
Dấu phẩy 
Dấu chấm phẩy 
Dấu chấm lửng 
Dấu gạch ngang 
Rút gọn câu 
Mở rộng câu 
Thêm trạng ngữ 
Dùng cụm C – V để mở rộng câu 
Câu nghi vấn 
Câu trần thuật 
Câu cầu khiến 
Câu cảm thán 
Câu bình thường 
Câu đặc biệt 
Giáo viên: ThS. Vũ Minh Phương 
Trường: THCS Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiết 2) 
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
Dùng cụm chủ - vị mở rộng câu 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1 
2 
3 
Về kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ - vị mở rộng câu. 
Về kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu và các phép biến đổi câu. 
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu và các phép biến đổi câu. 
Về thái độ: Có ý thức sử dụng linh hoạt, hiệu quả các đơn vị kiến thức này để phục vụ yêu cầu biểu đạt. 
TIẾN 
TRÌNH 
GIỜ 
HỌC 
A . Kiến thức cần nhớ 
B . Luyện tập 
C. Hướng dẫn tự học ở nhà 
B. Luyện tập 
C. Hướng dẫn tự học ở nhà 
A. Kiến thức cần nhớ 
A 
C 
B 
TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 
A . Kiến thức cần nhớ 
I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
1. Khái niệm 
CN 
(người , vật) 
N gười , vật khác 
thực hiện 
C hủ thể 
hành động 
Đối tượng 
CN 
(người , vật) 
N gười , vật khác 
Được (bị) hành 
Đối tượng 
động hướng vào 
Chủ thể 
Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động ). 
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động ). 
VD: Cô giáo khen em chăm học. 
VD: Em được cô giáo khen chăm học. 
2. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị/ được vào sau từ (cụm từ) ấy. 
Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 
2 
1 
Chủ thể hành động 
Hành động 
Đối tượng hành động 
được / bị 
Câu chủ động: 
Cách 1: Câu bị động: 
Đối tượng hành động 
Hành động 
(Chủ thể hành động) 
Cách 2: Câu bị động: 
Đối tượng hành động 
Hành động 
2. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
Chủ thể hành động 
Hành động 
Đối tượng hành động 
Câu chủ động: 
VD: Em mượn quyển truyện ở thư viện. 
em 
m ượn 
q uyển truyện 
đ ược / bị 
Cách 1: 
Câu bị động: 
Đối tượng hành động 
Hành động 
(Chủ thể hành động) 
q uyển truyện 
m ượn 
 Quyển truyện này được em mượn ở thư viện. 
em 
được 
Cách 2: 
Câu bị động: 
Đối tượng hành động 
Hành động 
 Q uyển truyện này mượn ở thư viện. 
q uyển truyện 
m ượn 
3. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
Bài tập vận dụng 
Bài 1: So sánh các diễn đạt trong các câu sau và c ho biết việc sử dụng những câu bị động trong các trường hợp ấy có tác dụng gì? 
a. (1 ). Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy. 
 ( 2). Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích . 
b. (1). Bố thưởng cho con chiếc cặp. 
 (2). Con được bố thưởng cho chiếc cặp . 
c. (1). Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn con rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa... Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, vị tướng già bắn mũi tên trúng ngay hồng tâm. 
 (2). Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn con rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa... Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, mũi tên được vị tướng già bắn trúng ngay hồng tâm. 
3. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
a. (1 ). Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp rất thích 	chiếc đèn lồng ấy. 
 ( 2). Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các 	bạn trong lớp rất thích . 
Nhận xét: 
 Giúp liên kết các câu trong đoạn văn trở thành một mạch thống nhất. 
b . (1). Bố thưởng cho con chiếc cặp. 
 ( 2). Con được bố thưởng cho chiếc cặp . 
 Giúp nhấn mạnh đối tượng được nói tới. 
3. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
c. (1). Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn con rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa... Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, vị tướng già bắn mũi tên trúng ngay hồng tâm. 
 (2). Tiếng loa vừa dứt, từ phía xa, một vị tướng già râu tóc bạc phơ uy nghi trên mình ngựa phóng tới. Chiếc áo bào bằng gấm xanh in hình hai mươi bốn con rồng năm móng bay phần phật theo bước ngựa... Rồi bằng những động tác thành thục dứt khoát, mũi tên được vị tướng già bắn trúng ngay hồng tâm . 
 Giúp tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu, gây ấn tượng nhàm chán. 
Bài tập vận dụng 
Bài 2: Trả lời các yêu cầu trong những trường hợp sau: 
Nhận xét về sắc thái nghĩa của các câu sau: 
(1).	Em được thầy giáo nhắc nhở. 
	 Em bị thầy giáo nhắc nhở. 
(2 ).	Tỉ số của đội tuyển U22 Việt Nam đã được san bằng nhờ cú sút vào lưới của tiền vệ mang áo số 19. 
	 Tỉ số của đội tuyển U22 Việt Nam đã bị san bằng nhờ cú sút vào lưới của tiền vệ mang áo số 19. 
 Tích cực 
 Tích cực 
 Tiêu cực 
 Tiêu cực 
4. LƯU Ý: 
Sắc thái: 
Câu bị động có từ ‘‘được’’: mang sắc thái tích cực 
Câu bị động có từ ‘‘bị’’: mang sắc thái tiêu cực 
Bài tập vận dụng 
Bài 2b: Hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động theo 2 cách: 
(2). Chú hề buộc con khỉ ở góc sân khấu. 
(3). Em ném chiếc cốc xuống đất vỡ tan tành. 
(1). Trong thời Bắc thuộc, nhà Hán bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê, đồi mồi... 
 Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta bị nhà Hán bắt cống nạp các sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê, đồi mồi ... 
 Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta cống nạp các sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê, đồi mồi ... 
 Con khỉ được chú hề buộc ở góc sân khấu. 
 Con khỉ buộc ở góc sân khấu. 
 Chiếc cốc bị em ném xuống đất vỡ tan tành. 
 Chiếc cốc vỡ tan tành. 
4. LƯU Ý: 
Sắc thái: 
Câu bị động không bắt buộc phải có từ bị/ được . 
Câu bị động có từ “được” : mang sắc thái tích cực 
Câu bị động có từ “bị”: mang sắc thái tiêu cực 
Bài 2c: Những câu dưới đây có phải câu bị động không ? Vì sao? 
Hành động “ngã” không do chủ thể nào hướng vào. 
(1). Nó bị ngã. 
(2). Cơm bị thiu. 
Bài tập vận dụng : 
(3). Bạn Nguyễn Thị Mai (Hải Dương) được giải Nhất trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần 48 (năm 2019). 
Không phải câu bị động. 
“Cơm” là chủ thể của “thiu”. 
Được (bị) hành 
N gười , vật khác 
Đối tượng 
động hướng vào 
Chủ thể 
CN 
(người , vật) 
 K hông có chủ thể hoạt động và không có hoạt động hướng vào đối tượng. 
4. LƯU Ý: 
Sắc thái: 
Câu bị động không bắt buộc phải có từ bị/ được . 
Không phải câu nào có từ bị/ được cũng là câu bị động. 
Câu bị động có từ «được»: mang sắc thái tích cực 
Câu bị động có từ «bị»: mang sắc thái tiêu cực 
Bài 2d: Có thể chuyển những câu dưới đây có phải câu bị động không ? Vì sao? 
(1). Học sinh ùa ra khỏi lớp. 
(2). Người con trai giống hệt bố. 
Trả lời: 
Không thể chuyển đổi thành câu bị động được vì các câu trên không có đối tượng của hoạt động . 
4. LƯU Ý: 
Sắc thái: 
Câu bị động không bắt buộc phải có từ bị/ được . 
Không phải câu nào có từ bị/ được cũng là câu bị động. 
Không phải lúc nào cũng chuyển đổi được câu bị động thành câu bị động. 
Câu bị động có từ «được»: mang sắc thái tích cực 
Câu bị động có từ «bị»: mang sắc thái tiêu cực 
Bài 2e: Chuyển câu chủ động dưới đây thành các câu bị động: 
“Nó biếu bà tấm vải”. 
- Cách 1: Bà được nó biếu tấm vải. 
- Cách 2: Tấm vải được nó biếu bà. 
4. LƯU Ý: 
Sắc thái: 
Câu bị động không bắt buộc phải có từ bị/ được . 
Không phải câu nào có từ bị/ được cũng là câu bị động 
Không phải lúc nào cũng chuyển đổi được câu bị động thành câu bị động. 
Với những trường hợp câu chủ động có 2 bổ ngữ, ta có 2 cách chuyển câu chủ đthành câu bị động. 
Câu bị động có từ «được»: mang sắc thái tích cực 
Câu bị động có từ «bị»: mang sắc thái tiêu cực 
II. Dùng cụm chủ - vị mở rộng câu 
1. Khái niệm 
- Khi nói hoặc viết, ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
- Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. 
a. Sắp tới ngày thi, mọi người động viên các sĩ tử tập trung ôn thi. 
CN 
VN 
TN 
C 
V 
các sĩ tử tập trung ôn thi. 
 Câu có cụm C –V mở rộng thành phần. 
b. Ngày thi sắp tới, các sĩ tử tập trung ôn thi. 
CN (1) 
VN (1) 
CN (2) 
VN (2) 
 Câu ghép. 
Bài 3: So sánh hình thức cấu tạo của các câu sau: 
Bài tập vận dụng 
2. LƯU Ý: 
Cụm C – V làm thành phần tương đương với câu đơn bình thường , nhưng khác câu đơn bình thường ở chỗ: 
Không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu/ của cụm từ trong câu. 
Tiềm tàng khả năng trở thành một câu đơn bình thường. 
Câu có cụm C – V mở rộng thành phần khác câu ghép ở chỗ: 
Câu có cụm C – V mở rộng thành phần : có cụm C – V bị bao chứa trong thành phần của một cụm C – V khác. 
Câu ghép : có từ 2 cụm C – V trở lên không bao chứa nhau. 
Bài 4: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu sau: 
Bài tập vận dụng 
“Quyển sách rất hay”. 
Cách 1: Quyển sách bìa màu hồng rất hay. 
Cách 2: Quyển sách nội dung rất hay. 
Cách 3: Quyển sách kể về hoàng tử cứu công chúa rất hay. 
CN 
VN 
C 
V 
 Cụm C – V làm chủ ngữ. 
CN 
VN 
C 
V 
 Cụm C – V làm vị ngữ. 
CN 
VN 
C 
V 
 Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ. 
2. LƯU Ý: 
Phân biệt câu đơn bình thường với cụm C – V mở rộng thành phần. 
Phân biệt câu có cụm C – V mở rộng thành phần với câu ghép. 
Tùy vào mục đích giao tiếp để có cách mở rộng câu phù hợp. 
Bài 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau và nhận xét về mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu: 
Bài tập vận dụng 
a. Nó ốm làm mọi người lo lắng. 
b. Con hơn cha là nhà có phúc. 
c. Cái cây này lá vàng. 
Bài 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau và nhận xét về mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu: 
Bài tập vận dụng 
a. Nó ốm làm mọi người lo lắng. 
CN 
VN 
C 
V 
C 
V 
Cụm C – V (1) làm chủ ngữ. 
 Cụm C – V (2) làm phụ ngữ trong cụm động từ. 
Quan hệ giữa hai vế: nguyên nhân – kết quả. 
Bài 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau và nhận xét về mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu: 
Bài tập vận dụng 
b. Con hơn cha là nhà có phúc. 
CN 
VN 
C 
V 
C 
V 
Cụm C – V (1) làm chủ ngữ. 
 Cụm C – V (2) làm phụ ngữ trong cụm động từ. 
Quan hệ giữa hai vế: so sánh, đẳng thức. 
Bài 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu sau và nhận xét về mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu: 
Bài tập vận dụng 
c. Cái cây này lá vàng. 
CN 
VN 
C 
V 
Cụm C – V làm vị ngữ. 
Quan hệ giữa hai vế: chỉnh thể - bộ phận giữa chủ ngữ của câu với chủ ngữ của cụm C – V. 
2. LƯU Ý: 
Phân biệt câu đơn bình thường với cụm C – V mở rộng thành phần. 
Phân biệt câu có cụm C – V mở rộng thành phần với câu ghép. 
Tùy vào mục đích giao tiếp để có cách mở rộng câu phù hợp. 
Đặc điểm của cụm C – V mở rộng câu trong câu: 
Câu có cụm C – V làm chủ ngữ thường hàm chứa các quan hệ: 
Nguyên nhân – hệ quả (thường gặp các động từ làm, khiến ...) 
So sánh, đẳng thức ( thường gặp các từ là, cũng như ...) 
Câu có cụm C – V làm vị ngữ thường hàm chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận giữa chủ ngữ của câu với chủ ngữ của cụm C – V. 
VD: Con mèo / nhảy // làm đổ lọ hoa. 
VD: Nó / đến // là tốt rồi. 
VD: Hoa hậu Mai Phương Thúy // khuôn mặt / khả ái. 
B . Luyện tập 
Câu chủ động: Chàng cao bồi cưỡi con ngựa. 
Câu bị động: Con ngựa được chàng cao bồi cưỡi. 
Bài 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” 
Luật chơi: Em hãy nhìn hình và đặt câu chủ động phù hợp. Sau đó, hãy chuyển câu chủ động thành câu bị động tương ứng. 
Câu chủ động: Bố mẹ dắt các con đi chơi. 
Câu bị động: Các con được bố mẹ dắt đi chơi. 
Câu chủ động: Ông lão sửa chiếc giày. 
Câu bị động: Chiếc giày được ông lão sửa. 
Bài tập 2: 
a. So sánh hai câu sau: 
(1). Con chó cắn con chim. 
(2). Con chim bị con chó cắn. 
- Giống: 
	+ Về nội dung (đồng nghĩa) 
	+ Các yếu tố: 
Chủ thể hoạt động (con chó), 
Hoạt động (cắn), 
Đối tượng của hoạt động ( con chim). 
Trả lời: 
Bài tập 2: 
a. So sánh hai câu sau: 
(1). Con chó cắn con chim. 
(2). Con chim bị con chó cắn. 
Trả lời: 
- Khác: 
 + Về đối tượng được đưa ra để miêu tả : trong câu (1) là con chó, trong câu (2) là con chim. Do đó cần lưu ý để sử dụng cho chính xác. 
 + Về sắc thái ý nghĩa: 
Câu 1: người nói nêu ra sự việc một cách khách quan, không có sự bày tỏ ý kiến cá nhân. 
Câu 2: Kém khách quan hơn (có thể là sự thương xót đối với con chim, lên án với con chó ) 
Không thể dùng câu (1) “Con chó cắn con chim” trong trường hợp này . 
b. Lựa chọn câu nào để điền vào đoạn văn sau cho phù hợp: 
 Nó đau lắm nhưng không hề rên một tiếng. 
(1). Con chó cắn con chim. 
(2). Con chim bị con chó cắn. 
Việc sử dụng câu chủ động hay câu bị động còn phải căn cứ vào các câu đi kèm. 
Bài 3: Chuyển những câu chủ động sau 
thành câu bị động: 
a. Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi. 
b . Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát “Tiến quân ca”, sau trở thành Quốc ca của Việt Nam. 
c. Ngày 3/5/2020, BTS và BlackPink lọt vào Top 100 người châu Á có tầm ảnh hưởng nhất. 
Bài 3: Chuyển những câu chủ động sau 
thành câu bị động: 
	a . Tên kẻ trộm lấy cắp ví của cô giáo tôi .   
 Cách 1: Ví của cô giáo tôi bị tên kẻ trộm lấy cắp. 
 Cách 2: Cô giáo tôi bị tên kẻ trộm lấy cắp ví. 
Bài 3: Chuyển những câu chủ động sau 
thành câu bị động: 
 B ài hát “Tiến quân ca”, sau trở thành Quốc ca của Việt Nam, được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. 
b. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát “Tiến quân ca”, sau trở thành Quốc ca của Việt Nam. 
c. Ngày 3/5/2020 , nhóm nhạc BTS và BlackPink lọt vào Top 100 người châu Á có tầm ảnh hưởng nhất. 
 Không chuyển được thành câu bị động vì câu không có đối tượng của hành động. 
a. Nhà này cửa rất rộng. 
b. Tớ rất thích bàn thắng ‘‘Cầu vồng trong tuyết’’ tại Thường Châu cầu thủ Quang Hải thể hiện. 
c. Chúng tôi đoán rằng ca sĩ Sơn Tùng M-TP sẽ đạt giải «Ca sĩ xuất sắc nhất» năm nay. 
Bài 4: Chỉ ra những câu có dùng cụm C – V mở rộng thành phần và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào của câu. 
a. Nhà này cửa rất rộng . 
Bài 4: Chỉ ra những câu có dùng cụm C – V mở rộng thành phần và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào của câu. 
CN 
V 
C 
V N 
 Cụm C – V làm vị ngữ. 
b. Tớ rất thích bàn thắng ‘‘Cầu vồng trong tuyết’’ 
C 
V 
tại Thường Châu cầu thủ Quang Hải thể hiện. 
CN 
V N 
V N 
 Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm danh từ. 
c. Chúng tôi đoán rằng ca sĩ Sơn Tùng M-TP 
sẽ đạt giải «Ca sĩ xuất sắc nhất» năm nay. 
C 
V 
CN 
V N 
V N 
 Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ. 
Bài 5: Sử dụng cụm C – V làm thành phần câu để mở rộng các câu sau: 
a. Mọi người đều lắng nghe. 
b. Cái áo rất đắt. 
c. Cô ấy đẹp. 
Bài 5: Sử dụng cụm C – V làm thành phần câu để mở rộng các câu sau: 
 Mọi người đều lắng nghe 
C 
V 
CN 
V N 
cô giáo giảng bài. 
 Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ. 
a. Mọi người đều lắng nghe. 
Bài 5: Sử dụng cụm C – V làm thành phần câu để mở rộng các câu sau: 
C 
V 
CN 
V N 
 Cụm C – V chủ ngữ. 
b. Cái áo rất đắt. 
 Cái áo treo trên giá rất đắt. 
Bài 5: Sử dụng cụm C – V làm thành phần câu để mở rộng các câu sau: 
C 
V 
CN 
V N 
 Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm tính từ. 
c. Cô ấy đẹp. 
 Cô ấy đẹp đến nỗi ‘‘chim sa, cá lặn’’. 
C 
V 
Bài 6: Em hãy làm sáng tỏ ý kiến ‘‘Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta’’. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu có sử dụng cụm C – V mở rộng thành phần. 
Gợi ý: 
1 . Về hình thức: 
Bài văn hoàn chỉnh, có đủ bố cục (mở - thân – kết bài), liên kết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. 
Kiểu bài: nghị luận chứng minh. 
Yêu cầu tiếng Việt: có sử dụng câu bị động và câu có sử dụng cụm C – V mở rộng thành phần (gạch chân chỉ rõ). 
2 . Về nội dung: đảm bảo một số yếu tố cơ bản sau: 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây. 
- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây. 
2. Về nội dung: đảm bảo một số yếu tố cơ bản sau: 
b. Thân bài: 
* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm... 
* Lợi ích của rừng: 
- Cân bằng sinh thái: 
+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí.... 
+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất .... 
2. Về nội dung: đảm bảo một số yếu tố cơ bản sau: 
* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: 
- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống. 
- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai. 
- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng... 
2. Về nội dung: đảm bảo một số yếu tố cơ bản sau: 
* Rút ra bài học về bảo vệ rừng: 
- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng. 
- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách. 
- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng ... 
c. Kết bài: 
Khẳng định lại câu nói. 
B ảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người. 
C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ 
 Học bài. 
 Hoàn thành bài tập 6. 
Tạm biệt và hẹn gặp lại! 
Cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_day_hoc_tren_truyen_hinh_ngu_van_lop_7_on_tap_tien.pptx