50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm)

Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977)

nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)

Câu 2. (6,0 điểm)

Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.

(Marilin Vos Savant)

Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến

trên.

 

docx 152 trang cucpham 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
(Có đáp án chi tiết)
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 tháng 3 năm 2016
=====================
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ sau:
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
(Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977)
nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)
Câu 2. (6,0 điểm)
Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.
(Marilin Vos Savant)
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến
trên.
Câu 3. (10,0 điểm)
“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”
Duy.
(Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004) Anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn
=====Hết=====
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Câu 1 (4,0 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
sau:
Hãy so sánh ngắn gọn điểm tương đồng và nét khác biệt trong hai đoạn thơ
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
(Hữu Thỉnh - Sang thu, 1977)
nắng thu đang trải đầy đã trăng non múi bưởi bên cầu con nghé đợi cả chiều thu sang sông.
(Hữu Thỉnh - Chiều sông Thương, 1992)
- Điểm tương đồng (2,0 điểm)
+ Đề tài: mùa thu
+ Thể thơ, giọng điệu: thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, lắng sâu,
+ Cảm xúc: bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến và những cảm nhận tinh tế sâu sắc của cái tôi trữ tình trước vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa và ở giữa mùa thu.
+ Hình ảnh: chân thực, gợi hình, gợi cảm mang những nét đặc trưng của mùa thu xứ Bắc. Từ ngữ chọn lọc, tinh tế, sử dụng sáng tạo nghệ thuật nhân hóa
Điểm khác biệt (2,0 điểm):
Hai bài thơ được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau: Sang thu (1977) còn Chiều sông Thương (1992) vì vậy nội dung của mỗi đoạn thơ gắn với cảm xúc, tâm trạng của tác giả ở từng thời điểm riêng biệt.
+ Sang thu:
Đoạn thơ là những cảm nhận của nhân vật trữ tình về mùa thu từ một khu vườn (không gian hẹp) thiên nhiên được mở ra ở góc nhìn rộng lớn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu được gợi ra từ những gì vô hình chuyển sang những hình ảnh cụ thể, hữu hình (sông, chim, mây) với không gian rộng dài, cao xa vời vợi. Một bức tranh thu hiện đại, cấu trúc đăng đối tự nhiên, chặt chẽ, tuyệt đẹp. Dòng sông
không cuồn cuộn dữ dội như những ngày mưa nguồn mùa hạ mà êm ả, dềnh dàng, lững lờ trôi như suy tư, như ngẫm nghĩ, như đang thưởng thức những ngày nhàn hạ. Ngược lại với dòng sông, cánh chim bắt đầu vội vã bay. Đám mây mùa hạ thảnh thơi, duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Chữ “vắt” vừa gợi hình, vừa gợi cảm đám mây mềm mỏng như dải lụa, như tấm khăn voan của thiếu nữ vắt trên bầu trời nửa đang còn mùa hạ, nửa đã nối sang thu.
+ Chiều sông Thương
Nếu đoạn thơ trong Sang thu là những cảm nhận về thiên nhiên ở thời khắc cuối hạ sang thu thì khổ thơ trong Chiều sông Thương lại là cảm nhận ở thời khắc chiều thu, khi đất trời đang độ giữa thu. Cảnh vật được miêu tả rất thực về dòng sông, bầu trời, con nghé bên cầu đợi Hình ảnh thơ đẹp dịu dàng, gợi ra bức tranh thanh bình, ấm áp: nắng thu còn trải rộng khắp nhân gian mà trăng non như múi bưởi đã in trên nền trời xanh nhạt, dưới cầu nước chảy trong veo, con nghé bên cầu đợi Cả chiều thu sang sông. Cảnh lắng đọng như chính sự tồn tại của nó chứ không sống động, cựa mình chuyển mùa như bài Sang thu. Đó chính là nét đẹp riêng của mỗi bài thơ.
Câu 2 (6,0 điểm)
Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn.
(Marilin Vos Savant)
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
Yêu cầu về kĩ năng.
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức.
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính
sau:
Giải thích ý kiến (1,5 điểm)
Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời: vì (thất) bại lần đó nhưng lần sau có thể không bại nữa, sẽ giành được chiến thắng nếu ta tiếp tục chiến đấu, tiếp tục theo đuổi mục đích.
Bỏ cuộc: tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi.
=> Câu nói nêu lên vấn đề: Trong cuộc sống không nên từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi vì đó chính là chấp nhận sự thất bại vĩnh viễn. Muốn giành chiến thắng phải theo đuổi mục đích đến cùng.
Bàn luận ý kiến (3,5 điểm)
Khẳng định đây là ý kiến đúng. Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại” (Tố Hữu).
Không thể không đau buồn khi thất bại nhưng con người phải biết đứng lên sau thất bại. Bởi trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công. Chỉ có đứng lên tiếp tục thực hiện mục đích chúng ta mới có cơ hội giành chiến thắng. Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố (Đặng Thùy Trâm).
Động lực giúp mỗi người đứng lên sau thất bại là khát vọng, ý chí, nghị lực, quyết tâm. Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Khi con người dám ước mơ lớn, họ sẽ biết cách sống vĩ đại.
Thực tiễn đã cho thấy còn nhiều người, nhất là thanh niên trước khó khăn trở ngại trong cuộc sống thường né tránh, buông xuôi đầu hàng, sống thiếu niềm tin Một số người thất bại bị cuốn theo cái xấu, cái tầm thường, bi quan, bế tắc và có những hành vi tiêu cực.
Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm).
Cần nhận thức rằng mỗi người phải tự đứng dậy sau thất bại và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu cuộc đời mình. Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có ngàn lí do để cười.
- Cần ra sức trau dồi, rèn luyện ý chí, nghị lực cũng như sự bền lòng phấn đấu trong học tập và nỗ lực theo đuổi mục tiêu đã đặt ra.
Mỗi luận điểm cần lấy dẫn chứng trong thực tế để minh họa.
Biểu điểm:
Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.
Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng ½	yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm hình thức trong điểm nội dung.
Giám khảo có thể cho điểm theo các ý:
Ý 1: 1,5 điểm.
Ý 2: 3,5 điểm.
Ý 3: 1,0 điểm.
Câu 3 (10,0 điểm).
“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ”.
(Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)
Anh (chị) hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:
Dẫn dắt từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, trích dẫn nhận định và giới hạn qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.(1,0 điểm)
Giải thích nhận định. (1,0 điểm)
Khái niệm thơ hiện đại: được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt, sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thơ ca nói riêng và văn học nói chung có sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn học thế giới.
Xã hội, con người, tư tưởng thay đổi theo thời đại. Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, thơ ca hiện đại cũng phải thay đổi để phù hợp với sự tinh tế, nhạy cảm và phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của thế hệ, con người Việt Nam.
Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng.(7,0 điểm)
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: (0,5 điểm)
Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
Bài thơ Ánh trăng thể hiện cái mới về nội dung, tư tưởng, cảm xúc. (3,5 điểm)
Bài thơ phản ánh tâm trạng của người chiến sĩ - một lớp người rất đông trong xã hội vừa trải qua giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng, cuộc sống hiện đại văn minh đôi khi con người đã lãng quên quá khứ của mình, lãng quên quá khứ vất vả đau thương của dân tộc. Dòng cảm xúc đó được thể hiện theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại và nâng lên thành suy ngẫm mang tính triết lý.
Kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu trong quá khứ hiện về trong hai thời điểm của nhân vật trữ tình: thời thơ ấu và thời chiến tranh. Dù ở đâu trên quê hương, đồng, sông, rừng bể người lính vẫn gắn bó với ánh trăng
với thiên nhiên như người bạn tri kỉ. Sự gắn bó ân tình, thủy chung ấy khiến con người nghĩ rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ quên người bạn tình nghĩa.
Đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung với quá khứ đã bị quên lãng một cách vô tình bởi hoàn cảnh sống hiện tại. Nơi đô thị, con người làm quen với tiện nghi hiện đại, văn minh “ánh điện, cửa gương” nên cứ vô tình quên lãng vầng trăng tri kỉ. Đêm nào trăng cũng sáng trên đầu nh ... điểm)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề).
Đề thi gồm 02 phần - 04 câu và 01 trang.
“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”.
(Trích “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng-Ngữ văn 9-tập 1-Trang 200) Đoạn văn trên gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 2: (1 điểm)
Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan có viết:
“Bước vào thế kỉ mớinếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều cản trở sự phát triển của đất nước”.
Ý kiến của em về nhận định trên.
Phần II: Làm văn Câu 1: (3 điểm)
Người xưa có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu lại cho rằng: “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng nhất để nhà khoa học đi đến tận cùng con đường mình đã chọn”.
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn khoảng 2 trang giấy thi.
Câu 2: (5 điểm)
Bàn về văn chương Hoài Thanh viết:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
(Trích “Ý nghĩa văn chương”- SGK Ngữ văn 7, tập hai) Từ bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------------------Hết------------------------
* Chú ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2015-2016
YÊU CẦU CHUNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn 9
------------
- Đề được xây dựng theo hướng “mở”, do đó ngoài việc đánh giá nội dung thể hiện trong bài viết, khi chấm giám khảo cần đặc biệt lưu ý kỹ năng làm bài của học sinh. Phát hiện và trân trọng những bài làm có cách viết chặt chẽ, sáng tạo (thể hiện được “cái tôi” và “chất văn”).
- Đánh giá, chấm theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, trong đó chú ý đến năng lực chuyên biệt cao nhất của bộ môn Ngữ văn.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1 (1,0đ)
Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn (dung lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả.
Nội dung:
- Học sinh có thể bày tỏ cảm xúc của mình về:
+ Sức mạnh của tình phụ tử được thử thách trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh.
+ Sự mất mát, nỗi đau của con người trong chiến tranh.
0,25đ
0,75đ
Câu 2 (1,0đ)
1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn (dung
lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả.
0,25đ
2. Nội dung: Học sinh phải đưa ra được chính kiến riêng về nhận định trên và lý giải thuyết phục.
Đây là một ý kiến đúng.
Giải thích:
+ Nếp nghĩ sùng ngoại quá mức: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng, tin tưởng, yêu thích quá mức.
+ Nếp nghĩ bài ngoại quá mức: bác bỏ, tẩy chay, chê bai... quá mức.
=> Ý nghĩa của câu nói: tác giả phủ định cả hai thái độ, nếp nghĩ đều không thể chấp nhận vì sẽ cản trở đến sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập.
Rút ra bài học cho bản thân về việc tiếp nhận văn hóa của thế giới trong thời kỳ hội nhập.
0,75đ
Câu 3 (3.0đ)
1. Hình thức: Đúng hình thức một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng;
kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
0,25đ
2. Nội dung:
- Học sinh phải xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng kiên trì và niềm đam mê để dẫn tới thành công.
- Bố cục:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
b. Thân bài:
0,25đ
0,25đ
- Giải thích ý nghĩa của hai câu nói trên;
+ “Có công mài sắt có ngày nên kim”: nói về vai trò của lòng kiên trì, của ý chí lập thân để đạt được mục đích.
+ “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng...mình đã chọn”: vai trò của niềm đam mê trong khi lập thân, lập nghiệp.
- Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề nghị luận:
+ Học sinh đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về những tấm gương đã thành công nhờ có tính kiên trì và niềm đam mê.
- Bình luận vấn đề.
+ Tính kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công.
+ Lòng đam mê là biểu hiện cao độ của mơ ước, khát vọng vươn cao. Nuôi dưỡng niềm đam mê là nuôi dưỡng nguồn năng lượng cho sự sáng tạo.
+ Cần bồi dưỡng cả niềm đam mê và sự kiên trì, ý chí khắc phục gian khó mới có thể thành công.
+ Phê phán một số người thiếu lòng kiên trì và niềm đam mê trong cuộc sống.
1,0đ
1,0đ
c. Kết luận:
- Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân.
0,25đ
3. Thang điểm:
Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết sâu sắc, lập luận chặt chẽ. Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, hấp dẫn.
Điểm 2,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Có phương pháp làm bài, biết lập luận vấn đề khá chắc chắn. Nội dung đảm bảo các ý.
Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung còn sơ sài, lập luận vấn đề thiếu chặt chẽ, phương pháp làm bài chưa thuyết phục.
- Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm.
1. Hình thức và kỹ năng:
- Đúng hình thức một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một
nhận định; bố cục rõ ràng, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, đúng văn
0,25đ
phạm, không sai lỗi chính tả.
- Cần đạt được những kỹ năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh,
Khuyến khích cho điểm bài viết sáng tạo, lôi cuốn thể hiện hiểu và cảm văn
tốt của học sinh.
2. Nội dung: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách. Tuy nhiên,
cần phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ luận đề. Dưới đây là các ý cơ bản:
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn luận đề:
- Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ “Bếp
0,5 đ
Câu 4
lửa”. Bài
(5,0đ)
thơ bồi đắp tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. Tình yêu gia đình qu
hương đất nước.
b. Thân bài:
b1. Giải thích ý nghĩa của luận đề:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng định các
tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ
cho mỗi người.
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: nhấn mạnh khả năng
văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi chúng ta thêm sâu sắc, đẹp
0,75đ
đẽ, bền vững.
=> Nhận định đã khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương đều
xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc, khái quát chức năng
giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.
- Từ đó khẳng định bài thơ “Bếp lửa” đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho chúng ta về tình bà cháu thiêng liêng, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
b2. Chứng minh:
Luận điểm 1: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của người cháu về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, bên bếp lửa.
Bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc để người cháu nhớ về bà.
Người cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà.
+ Những năm tháng gian khổ được sống cùng bà
+ Hình ảnh người bà hiện lên chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương cháu. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với bếp lửa, là biểu tượng cho ý chí nghị lực, niềm tin. (phân tích dẫn chứng)
+ Bà đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, bồi đắp trong cháu những tình cảm tốt đẹp. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của tình yêu thương (phân tích dẫn chứng)
=> Suy ngẫm của cháu khi đã trưởng thành về bà: luôn trân trọng, biết ơn, thấm thía công lao và đức hi sinh của bà dành cho mình.
Luận điểm 2: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê hương, đất nước qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước.
Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước.
+ Mỗi kỉ niệm của cháu với bà đều gắn với tình làng nghĩa xóm, với những năm tháng đau thương của dân tộc.
+ Người cháu nhớ về bà, nhớ về bếp lửa chính là nhớ về quê hương xứ sở - cội nguồn của tình yêu quê hương.(phân tích dẫn chứng)
1,5đ
1,0đ
b3. Đánh giá, mở rộng:
Bài thơ “Bếp lửa” viết theo dòng hồi tưởng, với nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, ngôn từ bình dị mà giàu sức biểu cảm. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng ấm áp, tình cảm sâu đậm với gia đình, quê hương.
Bài thơ đã làm sáng tỏ quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, là minh chứng cho những tác động to lớn của văn chương đến tình cảm của con người. Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến giá trị chân – thiện – mỹ.
Liên hệ với các tác phẩm khác cùng chủ đề.
0,5đ
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ tác động đến tâm hồn của mỗi con người. Là lời nhắc nhở trong mỗi chúng ta biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những tình cảm tốt đẹp.
Liên hệ bản thân.
0,5đ
3. Thang điểm:
Điểm 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết đã thực sự lay cảm người đọc, có những kiến giải, phát hiện riêng, độc đáo, sáng tạo nhưng logic. Thể hiện khả năng suy cảm, kỹ năng viết tốt.
Điểm 4,0: Hiểu đề. Đã bám vào hình ảnh thơ để suy cảm. Bài viết đã có độ sâu, có những kiến giải, phát hiện riêng, logic. Kỹ năng viết khá tốt.
Điểm 3,0: Biết cách cảm nhận, phân tích bài thơ. Song thiếu sự phát hiện, khả năng thẩm thấu ngữ liệu hạn chế, cách viết dàn trải, đơn điệu.
- Điểm 2,0: Diễn xuôi bài thơ, chưa làm nổi bật luận điểm, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 1,0: Bài viết sơ sài, kĩ năng chưa thuần thục, diễn đạt không thoát ý.
- Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm.
* Lưu ý chung: Học sinh sẽ có nhiều cách tiếp cận vấn đề và thể hiện cách lập luận
riêng. Khi chấm, giám khảo cần:
Bám sát vào ý hiểu và cách viết của học sinh trên cơ sở “Định hướng nội dung” của đáp án để cho điểm.
Đề cao năng lực giải đề và kỹ năng lập luận của học sinh.
---------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docx50_de_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx