32 đề đọc hiểu luyện thi môn Ngữ văn vào Lớp 10
Đọc đoạn trích dưới đây:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(.) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở ( ), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
Tóm tắt nội dung tài liệu: 32 đề đọc hiểu luyện thi môn Ngữ văn vào Lớp 10
ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. (Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 Điều cần làm trước mắt là: - tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; - tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; - nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. (Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm) 2 - Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành ..dấu tích gì không? - Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa. 3 - Ý kiến Trường đời.mọi mặt có thể hiểu: + đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách; + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường 4 - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời ngườiSong thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua điMặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời. Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? + Trau dồi kiến thức, hiểu biết + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng + Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện + Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu + Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tuổi trẻ không chỉ là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra các yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn. 1 Yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích: - ý chí mạnh mẽ, - trí tưởng tượng phong phú, - sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với cuộc sống. (Lưu ý: HS nêu đủ các yếu tố mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 thì cho 0,25 điểm. HS có thể kể thêm lòng can đảm, sở thích phiêu lưu trải nghiệm) 0,5 2 - Biện pháp liệt kê: ý chí.cuộc sống/ ở lòng can đảm.an nhàn/ lo lắngbản thân. - Tác dụng: Kể ra cụ thể những yếu tổ, những biểu hiện tích cực của tâm hồn đầy “tuổi trẻ”; cũng như những trạng thái tiêu cực có thể hủy hoại tinh thần chúng ta. Từ đó giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về “tuổi trẻ ” và có ý thức bồi dưỡng đời sống tâm hồn. 0,75 3 Ý kiến Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể hiểu: + Theo quy luật cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian,con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức; + Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thé giới tinh thần chúng ta. Cái tạo nên nó chính là thái độ, tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. 0,75 4 - Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,5 0,5 Trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: “Chăm sóc” tâm hồn chỉ sự quan tâm, chăm chút đến đời sống tâm hồn để nó luôn ở trang thái lành mạnh, khỏe khoắnvới nhiều biểu hiện như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng thiện, Khi có một đời sống tâm hồn đẹp đẽ, một tinh thần tốt, chúng ta sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vậy nên cần phải làm gì để chăm sóc tâm hồn? Có thể bằng cách trau dồi hiểu biết để có cơ hội đạt được lí tưởng cuộc đời; làm nhiều việc tốt, biết chia sẻ và cảm thông với người khác; biết chăm sóc bản thân và luôn tự tin, lạc quan, yêu đời; cảm nhận hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bình dị; chăm sóc đời sống tinh thần kết hợp với việc chăm sóc thể chất. Từ đó phê phán những người sống chỉ biết chăm lo thể xác, để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống và rút ra bài học. 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 ĐỀ 3: I.Đọc hiểu (3,0điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn. Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” - “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này. Và trên hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo cho cái tôi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ ... a giúp thăng tiến trong mọi lĩnh vực đời sống; nền tảng mang đến cảm hứng, những sự lựa chọn đúng đắn trên đường đời; đặc biệt với thế hệ trẻ hôm nay nền tảng vững chắc giúp họ bước vào thời đại 4.0 với những giá trị nhân văn sâu sắc đồng thời là bản lĩnh, sự tự tin vào bản thân trong kỉ nguyên công nghệ hiện đại. - Phê phán: Những con người coi thường những giá trị nền tảng, gốc rễ; thiếu ý thức để xây dựng, củng cố nền tảng cho bản thân hoặc xây dựng một cách tạm bợ, chắp vá; những thói quen xây nhà từ nóc, thói đi tắt đón đầu, đốt cháy giai đoạn tùy tiện mà không dựa trên những giá trị bền vững; quan niệm chỉ coi trọng thành quả trước mắt mà không chú ý đến nguyên nhân sâu xa bên trong. c.3. Câu kết đoạn: Nêu những bài học thiết thực cho bản thân (cố gắng góp nhặt từng phẩm chất, giá trị dù nhỏ bé nhất để góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc; gắn ước mơ, khát khao cao đẹp với ý thức xây dựng giá trị cốt lõi cho bản thân; rèn luyện nền tảng trong nhiều mặt: giá trị nhân bản; kĩ năng bản lĩnh...). 1.00 d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25 ĐỀ 31 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. (Quà tặng cuộc sống) Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2 ( 0,5 điểm): Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 3 (1,0 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? Câu 4 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên anh/chị rút ra được những thông điệp sống gì cho mình? Phần 2: Làm văn(7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Thử thách trong cuộc sống? HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Đọc hiểu văn bản 1,Văn bản sử dụng phương thức tự sự. 2. Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên:lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên ca, lóc cóc chạy 3. Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa: – Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc – Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng. 4. Những thông điệp có ý nghĩa (hs nếu ít nhất 2 thông điệp) (0,5điểm) - Thử thách, khó khăn tôi luyện con người - Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực.. - Cách mỗi con người vượt qua hoàn cảnh Phần II: Làm văn Câu 1: Đoạn văn cần đạt được những ý sau: * Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề: thông qua chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về cách ứng xử đối với khó khăn hoạn nạn của con người trong cuộc sống. – Giải thích vấn đề: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Trong cuộc sống, thử thách luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. * Phân tích, chứng minh – Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Không có ai sống mà không phải đối diện với những thử thách trong cuộc đời. – Con người cần phải có những thử thách để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống. – Những thử thách trong cuộc sống có thể do khách quan hoặc chủ quan mang lại, nó có thể là hữu hình và cũng có thể vô hình. Thử thách xuất hiện ở mọi mặt đời sống và tồn tại dưới mọi hình thức. – Xét về mức độ và phạm vi thì thử thách có thể là nhỏ hoặc lớn, có thể là đối với cá nhân, cũng có thể là đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc, thậm chí là đối với nhân loại. * Bàn luận – Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thử thách thì con người sẽ thất bại và không thể tồn tại để phát triển được. – Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm. – Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng trước thử thách, có khi chỉ là thử thách rất nhỏ và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. * Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. +Về nhận thức:hãy dũng cảm, lạc quan. Bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công. + Về hành động:Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc, , nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận... ĐỀ 32 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta. (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174) Câu 1. Theo tác giả đoạn trích trên, loài người chỉ có thể tồn tại được bằng cách nào? (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo? (0,5 điểm) Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác.” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám. Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm I Đọc hiểu: 3.0 1 Theo tác giả đoạn trích, loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác. 0.5 2 Những đặc điểm của người sáng tạo: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đối mặt với tự nhiên; mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên; sống với lao động của mình; không cần ai khác; mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. 0.5 3 Việc tác giả khẳng định: “Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác.” có ý nghĩa: HS có thể theo gợi ý sau: - Tác giả đề cao, ca ngợi người sáng tạo. - Đồng thời tác giả muốn nói người sáng tạo luôn có khả năng tự lập, khả năng sáng tạo, có lòng tự trọng cao, không cần dựa dẫm, ỷ lại vào bất kì ai nhằm khẳng định giá trị bản thân bằng chính lao động của mình và để sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa 1.0 4 Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục. 1.0 II Làm văn: 7.0 1 Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám. 2.0 a. Viết đúng bố cục của một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trình bày mạch lạc rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của lối sống ăn bám. Khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh khi viết đoạn văn. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám. Có thể theo hướng sau: - Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời. - Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình. - Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển. 1.5 0,5 0,5 0,25 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25
File đính kèm:
- 32_de_doc_hieu_luyen_thi_mon_ngu_van_vao_lop_10.docx