20 Đề thi đọc hiểu Học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

Phần I: Đọc – hiểu

Cho câu thơ:

"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội"

 (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)

Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh

Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì?

Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó.

Phần II: Tập làm văn

 Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép.

 Câu 2 : Thuyết minh về một trò chơi dân gian

Gợi ý

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1:

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu 2:

- Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ

Câu 3:

- Thể loại: Thơ

- Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó

Câu 4:

+ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

+ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

+ Thời oanh liệt nay còn đâu?

=> Các câu cầu khiến này dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

 

doc 46 trang cucpham 9520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi đọc hiểu Học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 20 Đề thi đọc hiểu Học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

20 Đề thi đọc hiểu Học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)
20 ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 KÌ 2
ĐỀ 1
Phần I: Đọc – hiểu 
Cho câu thơ:
"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội"
 (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)
Câu 1: Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh
Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? 
Câu 3: Xác định thể loại của tác phẩm em vừa tìm được. Ý nghĩa của đoạn thơ em vừa chép là gì?
Câu 4: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ em vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó.
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép.
 Câu 2 : Thuyết minh về một trò chơi dân gian 
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 2: 
- Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ 
Câu 3: 
- Thể loại: Thơ 
- Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của nó
Câu 4: 
+ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
+ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
+ Thời oanh liệt nay còn đâu?
=> Các câu cầu khiến này dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Đoạn thơ “Đâu những ..nay còn đâu?” là một đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nỗi nhớ về quá khứ tự do hào hùng của con hổ 
Triển khai: Triển khai làm rõ những nỗi nhớ trong quá khứ của “con hổ”:
Cảnh bình minh: Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. 
Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả:
Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. 
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng: Nền cảnh thuộc gam màu máu, gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Đó là máu của mặt trời ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú, gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. 
"Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật", bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ, tham vọng tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này! 
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc sống tự do của mình, nhớ những cảnh không bao giờ còn thấy nữa giấc mơ huy hoàng đã khép lại. 
Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa.
ĐỀ 2
Phần I: Đọc – hiểu 
Cho đoạn thơ sau:
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”
 (Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Đại từ: “ta” trong ngữ liệu để chỉ nhân vật nào? 
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Câu: 
“ Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
thuộc kiểu câu nào theo mục đích nói và có chức năng gì?
Câu 5: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.
 Câu 2 : Thuyết minh về trò chơi mang bản sắc Việt (đèn lồng, đèn kéo quân, ô ăn quan, rồng rắn lên mây)
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935
Câu 2: 
- Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ 
Câu 3: 
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa
- Tác dụng: Làm cho nhân vật trung tâm là con hổ như mang dáng dấp, tình cảm, suy nghĩ của con người, bởi vây mà nhà thơ có thể diễn đạt thầm kín tâm sự của mình
Câu 4: 
- Câu trên là câu trần thuật
- Chức năng: kể và bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 5:
Nội dung chính đoạn thơ: Hình ảnh và tâm trạng con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Đoạn thơ diễn tả chân thực và sinh động hình ảnh, tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú 
Triển khai: 
Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi
Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan
“Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể => Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực
“Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng
Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán
Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm. 
ĐỀ 3
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] 
(Vũ Quần Phương)
Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản.
Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? 
Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu:
 “Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay.”
Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy.
Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu
 Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Tại sao con người không thể sống thiếu tình yêu thương. Hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân mình
 Câu 2 : Thuyết minh về một giống vật nuôi
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản: Ông đồ
- Tác giả: Vũ Đình Liên
- Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
Câu 2: 
- Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ)
- PTBĐ: biểu cảm, kết hợp tự sự, miêu tả
Câu 3: 
Khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên là giai đoạn Hán học suy vi, các nhà nho (ông đồ) từ vị trí trung tâm được coi trọng bị thời cuộc bỏ quên trở nên thất thế
Số phận ông đồ trong thời điểm ấy rất đáng thương và tội nghiệp
Câu 4: 
+ Phép hoán dụ : hoa tay (Ông đồ rất tài hoa, viết câu đối đẹp)
+ Phép so sánh : thảo - như - phượng múa rồng bay.
+ Sử dụng thành ngữ: “phượng múa rồng bay”: làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông: Nét chữ rất đẹp, bay bướm, uốn lượn, vừa phóng khoáng, bay bổng, song lại cao quý, oai phong, sống động, có hồn.
Với bút pháp miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, trong hai câu thơ, tác giả như khắc hoạ trước mắt người đọc hình ảnh của ông đồ với đôi bàn tay già, gầy guộc đưa lên hạ xuống như bay như múa, như đang tung hoành trên nền giấy điều thắm tươi. Lúc này đây ông đồ như một người nghệ sĩ tài hoa trước công chúng
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Trong cuộc đời dài rộng của mình, con người có thể thiếu sót nhiều khía cạnh, nhưng chắc chắn, tình yêu thương là điều bất kì ai cũng không thể, không được thiếu.
Triển khai: 
Tình yêu thương là tình cảm yêu mến, đồng cảm, sẻ chia với một đối tượng nào đó. Tình yêu thương có thể có trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vật hay giữa người với chính bản thân người đó
Tại sao chúng ta không thể sống thiếu tình yêu thương? 
+ Đó là bởi tình thương thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Ta thương người, ta thương vật, ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong mắt người khác. + Tình yêu thương còn là cội nguồn của bao tình cảm, bao hành động tốt đẹp, khi ta thương một điều gì đó, ta muốn sẻ chia, và bất cứ một sự sẻ chia nào cũng đáng trân trọng. 
Tình yêu thương xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. 
+ Ta vẫn thấy một cô gái trẻ 25 tuổi Phạm Thanh Tâm sẵn sàng nhận nuôi bé Yến Nhi bị suy dinh dưỡng ở Lào Cai, ta thấy Chị Mai Anh sẵn sàng nhận nuôi bé Thiện Nhân- “chú lính chì” bị bỏ rơi trong vườn hoang. 
+ Ta vẫn thấy rất nhiều những cuộc giải cứu động vật mắc kẹt.
+ Tình yêu thương còn thể hiện ở ta thương mẹ, thương cha, yêu quê hương, đất nước, nguồn cội
Tình yêu thương là quan trọng, không thể thiếu, vì vậy mỗi ngườ ... t ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”.
 (Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Xác định PTBĐ chính của văn bản
Câu 2: Em hãy cho biết nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
Câu 3: Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì?
Phần II: Tập làm văn
 Câu 1: Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ câu chủ đề sau: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.”
 Câu 2 : Nhà văn Nguyễn Bá Học nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích.
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn trích trên trích trong văn bản: Thuế máu
- Tác giả: Nguyễn Ái Quốc
- Hoàn cảnh sáng tác văn bản: Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946
Câu 2: 
 Ý nghĩa nhan đề :“ Thuế máu” :
- Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp.
- Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của NAQ. Cái tên thuế máu gọi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân
- Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Câu 3: 
- Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? thuộc kiểu câu nghi vấn 
- Hành động nói là khẳng định
Câu 4: 
- Kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền là hành động trình bày
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Khẳng định nhận định “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo”
Triển khai: 
- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo, các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “ bản xứ” làm bia đỡ đạn. (hình ảnh được xây dựng đều có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế....Các hình ảnh vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa..)
- Ngôn từ mang màu sắc trào phúng châm biếm sắc sảo như: “ Chiến tranh vui tươi”, “ lập tức họ biến thành...”, “ được phong cho cái danh hiệu tối cao”.... khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai.
- Giọng điệu trào phúng đặc sắc( giọng điệu giễu cợt, mỉa mai, nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp, trơ trẽn. Sử dụng thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác...)
- Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái“Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp... 
Kết đoạn: Kết luận chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của tác phẩm
ĐỀ 19
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
 “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.” 
 (Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Xác định PTBĐ của đoạn văn
Câu 3: Các câu văn sau: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế!” được viết theo kiểu câu gì phân theo mục đích nói? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nào?
Câu 4: Đoạn văn trên tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Qua đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
 Phần II: Tập làm văn
 Câu 1: Hãy viết đoạn văn làm rõ luận điểm sau: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui
 Câu 2 : Tục ngữ có câu Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết” Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đi như những bóng thầm nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. Mỗi nhận xét trên đúng trong trường hợp nào
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn trích trên trích trong văn bản: Đi bộ ngao du (trích Ê – min hay Về giáo dục)
- Tác giả: Ru- xô
Câu 2: 
 Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: 
- Hai câu văn đó đều là câu cảm thán.
- Mục đích : bộc lộ cảm xúc vui sướng 
Câu 4: 
- Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người chúng ta... 
- Qua đó ta thấy tác giả là người giản dị, yêu tự do và yêu thiên nhiên.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Xã hội ngày càng phát triển, con người dần có xu hướng “xê dịch” nhiều hơn, có lẽ bởi họ đã thực sự nhận ra giá trị của những chuyến tham quan, du lịch trong việc đem lại niềm vui cho con người.
Triển khai: 
-Tham quan, du lịch là việc con người rời khỏi nơi mình đang sống đến một nơi khác hơn để ngắm cảnh hay trải nghiệm. 
- Những chuyến tham quan du lịch có tác dụng to lớn:
+ Trước hết, chúng ta có thể giải tỏa áp lực và sự mệt mỏi về thể chất vì đi tham quan là lúc ta được nghỉ ngơi hưởng thụ. 
+ Thêm nữa, đến những nơi mới, chúng ta sẽ được nhìn ngắm và trải nghiệm những phong cảnh đẹp hơn, lạ hơn, điều này gây ấn tượng về tinh thần. 
+ Sau mỗi chuyến du lịch, con người luôn cảm thấy thư thái về tinh thần để có thể tiếp tục công việc hiệu quả nhất. 
+ Tham quan du lịch bên cạnh việc bồi dưỡng thể chất, tâm hồn còn giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết, tiếp xúc với nhiều nét văn hóa bản địa mỗi vùng sẽ tăng trải nghiệm sống. 
+ Con người có thể thu nhận thêm bao điều mới mẻ, biết đâu cũng sẽ gặp gỡ và kết thêm được nhiều bạn mới, đó chẳng phải là một niềm vui, niềm thú vị hay sao? 
Kết đoạn: Khẳng định: Tất cả những lợi ích to lớn trên đã chứng minh vai trò to lớn của tham quan du lịch đem đến nhiều niềm vui cho mỗi con người.
ĐỀ 20
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang
 (Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Xác định thể thơ và PTBĐ của bài thơ.
Câu 3: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”
  thuộc kiểu câu nào?
Câu 4: Qua bài thơ, con người tác giả được bộ lộ như thế nào?
Câu 5: Khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ.
 Phần II: Tập làm văn
 Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng phá hoại cây xanh nơi cộng cộng.
 Câu 2 : Thuyết minh về một ngôi chùa cổ Việt Nam
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn trích trên trích trong văn bản: Tức cảnh Pác Bó
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
Câu 2: 
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
 Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: 
- Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”
  thuộc kiểu câu trần thuật.
Câu 4: 
Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ hiện lên là người luôn yêu quý, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống 
Câu 5: 
Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ
Giá trị nghệ thuật
Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
 Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái đất, thế nhưng hiện nay “lá phổi” ấy đang dần bị hủy hoại do hiện tượng chặt phá cây xanh tràn lan nơi công cộng.
Triển khai: 
Chặt phá cây xanh đơn giản chính là phá hủy sự sống của cây. Việc làm đó cụ thể như việc bẻ cành, chặt cây, đốn cây 
Trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng:
+ Nguyên nhân chính là do cá nhân con người không ý thức được việc làm của mình có thể gây ra biến đổi khí hậu, thiên tai đe dọa đời sống, hoặc vì lợi ích kinh tế trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài.
+ Các cơ quan chức năng quản lí và xử lí không hiệu quả, còn dung túng cho những hành vi sai phạm.
Định hướng hành động: 
+ Như chúng ta đều biết, cây xanh điều hòa khí hậu, vậy nếu như con người cứ tiếp tục chặt phá cây xanh thì tương lai cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Câu hỏi ấy có lẽ không khó để trả lời. 
+ Vì vậy để bảo vệ màu xanh của Trái Đất, mỗi người cần tự ý thức được vai trò to lớn của cây xanh đối với cuộc sống của mình, trồng cây, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng Các cơ quan chức năng cần xử lí nghiêm những hành vi chặt phá cây xanh. 
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Bảo vệ cây xanh chính là duy trì sự sống cho con người chúng ta 

File đính kèm:

  • doc20_de_thi_doc_hieu_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_co_dap_an.doc